Bệnh tổ kiến ở trâu bò: Nguyên nhân, dấu hiệu và phương thức điều trị
Bệnh tổ kiến ở trâu bò tuy không thường gặp, nhưng ảnh hưởng rất nhiều tới sức sống của bò. Đồng thời, tác động mạnh tới giá trị kinh tế của chúng trên thị trường. Trong bài viết này, hãy cùng Anivacc tìm hiểu về căn bệnh này nhé.
Bệnh tổ kiến ở trâu bò là gì?
1: Căn bệnh này đang khiến nhiều nông dân nuôi bò mệt mỏi vì việc điều trị tốn nhiều thời gian, công sức
Căn bệnh này hiện tại đang khiến nhiều bà con nông dân đau đầu. Tình trạng nhận diện là trên da trâu bò nổi lên nhiều cục u nhỏ, với kích thước to nhỏ khác nhau.
Khi sờ vào những u này thấy cứng, trông chúng như có những tổ kiến dưới da trâu bò. Chính vì vậy chúng được gọi là bệnh tổ kiến.
Nguyên nhân gây bệnh tổ kiến ở trâu bò là gì?
Căn bệnh này do vi khuẩn ký sinh gây nên. Sau khi xâm nhập vào da, chúng tạo thành những khối viêm cứng. Sau dần những khối viêm này sẽ bị áp xe, hình thành mủ và gây nên nhiều vấn đề nghiêm trọng.
Hiện tại, căn bệnh này vẫn còn chưa được nghiên cứu nhiều. Những biện pháp chữa trị đặc hiệu cũng chưa được nhắc đến. Thay vì vậy, bà con nông dân thường sử dụng cách điều trị các dấu hiệu của bệnh.
Từ đó, giải quyết phần nào các vấn đề gặp phải để bò có thể tiếp tục sinh trưởng. Đồng thời, theo dõi những diễn biến tiếp theo của chúng để điều chỉnh dễ dàng hơn.
Dấu hiệu nhận biết bệnh tổ kiến ở trâu bò
Như đã nói, căn bệnh này đặc trưng với những dấu hiệu đầu tiên là trên da của trâu bò xuất hiện những cục u lớn nhỏ khác nhau. Thậm chí, nhiều trường hợp có những khối u với kích thước như cái bát ăn cơm.
Khi sờ vào những nốt này ở thời điểm mới hình thành, mọi người sẽ thấy cứng và hơi nóng. Nguyên nhân là do quá trình viêm khiến khối u nóng lên. Đồng thời, toàn thân con bò cũng có những dấu hiệu sau:
- Trâu bò sốt với nhiều mức độ khác nhau.
- Bỏ ăn, ăn rất ít và không nhai lại.
- Bò nằm một chỗ, lờ đờ.
- Gầy đi nhanh.
Nếu không được khắc phục kịp thời, bò sẽ giảm cân nhanh. Đồng thời sức sống cũng yếu đi trông thấy. Từ đó, tác động nhiều vấn đề khác nhau đến khả năng chống chịu cũng như sự sống của bò.
Hậu quả của bệnh tổ kiến tác động lên trâu bò là gì?
2: Dù không gây chết, bệnh lại để lại nhiều tác động xấu lâu dài
Căn bệnh này không gây nguy hiểm đến tính mạng của gia súc ngay lập tức. Tuy nhiên, nó lại tác động rất nhiều tới sức sống của trâu bò. Đặc biệt, nếu bò đang ở giai đoạn thịt bán, giá trị kinh tế sẽ giảm đi.
Theo thống kê, nếu bò mắc bệnh tổ kiến trong giai đoạn mang thai thì tỷ lệ sảy thai lên tới 30%. Chính vì vậy việc điều trị bệnh kịp thời để chăm sóc sức khỏe trâu bò thật tốt là điều cần chú ý.
Điều trị bệnh tổ kiến ở trâu bò
Khi bệnh mới khởi phát
Đây là lúc bò nhiễm bệnh và bắt đầu phát ra. Trên da của trâu bò sẽ xuất hiện nhiều khối u cứng với kích thước khác nhau. Khi sờ vào thấy cứng, chưa mềm. Cách điều trị ở giai đoạn này như sau:
- Sử dụng kháng sinh chuyên dụng để tiêm bắp cho trâu/ bò trong 5 ngày liền. Về liều lượng, hãy tuân theo hướng dẫn của nhà sản xuất.
- Uống chất điện giải để tránh tình trạng mất nước khi sốt cao.
- Đặc biệt, cần sử dụng các loại thuốc trợ sức dạng uống và tiêm để bò khỏe mạnh, vượt qua giai đoạn này.
Sau khoảng 3 ngày sử dụng kháng sinh, các khối viêm trên da trâu bò sẽ tiêu đi. Tuy nhiên cần chú ý sử dụng kháng sinh đủ 5 ngày để diệt toàn bộ mầm bệnh.
Điều trị bệnh tổ kiến ở trâu bò ở giai đoạn sau
Đây là lúc những khối u đã mưng mủ, có tổ chức áp xe bên dưới da của trâu bò. Dấu hiệu nhận diện là sờ vào thấy khối u mềm, nhũn chứ không cứng như trước đó. Lúc này bạn nên thực hiện những bước sau đây để điều trị nhanh chóng và hiệu quả.
3: Hãy chú ý điều trị bệnh đủ liệu trình
- Sử dụng dao cạo hoặc kéo cắt bỏ toàn bộ vùng lông xung quanh các khối u đó.
- Sử dụng cồn để sát trùng toàn bộ vùng da xung quanh đó.
- Dùng lá trầu không, sắc thật đặc để bôm và rửa sạch khu vực xung quanh tổ chức viêm.
- Lấy dao sắc đã vô trùng, rạch một đường ngang khối u.
- Đeo găng tay y tế nặn sạch mủ, bã đậu, tổ chức viêm bên trong.
- Dùng nước lá trầu không sắc đặc, bơm và rửa sạch cũng như loại bỏ hoàn toàn tổ chức hội tử bên trong các khối u đó.
- Bôi dung dịch Iodine 10%.
- Dùng hỗn hợp bột phèn chua đã phi tán nhỏ và bột kháng sinh, dầu cá theo tỷ lệ: 3:2:1. Bôi hỗn hợp kể trên vào vùng tổn thương mỗi ngày 2 lần vào sáng và tối.
Điều trị theo phác đồ này liên tục trong vòng 7 ngày. Trong thời gian đó cần bổ sung dinh dưỡng cũng như trợ lực cho trâu bò để chúng chống lại các tác nhân gây nhiễm trùng.
Lời kết
4: Nếu còn điều gì khó khăn, hãy liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ trong điều trị bệnh
Như vậy, bạn đã có những thông tin cần thiết về bệnh tổ kiến ở trâu bò. Hy vọng những thông tin này hữu ích đối với bạn. Nếu còn bất kỳ điều gì băn khoăn, hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn và hỗ trợ nhé.