BỆNH MỤN CÓC Ở BÒ

Chữa bệnh mụn cóc ở bò như thế nào?

Dù dễ mắc phải, bệnh mụn cóc ở bò lại khó điều trị. Trong bài viết này, Anivacc sẽ giúp bà con nông dân tìm hiểu về căn bệnh mụn cóc. Từ đó, có được những giải pháp điều trị phù hợp cho trâu bò khi không may gặp phải. Cùng tìm hiểu nhé.

Thông tin chung về bệnh mụn cóc ở bò

1: Căn bệnh này khiến chất lượng kinh tế của bò giảm mạnh

Thời gian vừa qua, nhiều bà con nông dân phản ánh về tình trạng bò bị nổi mụn trên lưng, cổ. Các nốt mụn lớn, có màu đen hoặc trùng với màu da với kích thước bằng ngón tay cái. Bên trong mụn hông có mủ.

Điểm đáng lo của căn bệnh này chính là các nốt mụn có hiện tượng lan ra. Dù sử dụng nhiều loại thuốc trị nấm da khác nhau, hiệu quả gần như là không có.

Căn bệnh này có thể xảy ra trên trâu bò ở mọi lứa tuổi khác nhau. May mắn nó không có khả năng lây sang người.

Điều này khiến giá trị kinh tế của bò giảm đi rất nhiều. Nếu không được giải quyết đúng cách, mọi người sẽ đối diện với nhiều nguy cơ khác nhau trong suốt quá trình chăn nuôi bò.

Bệnh mụn cóc ở bò do nguyên nhân nào gây nên

Nguyên nhân gây bệnh

Căn bệnh này có tên chính thức là viêm da nổi cục, da sần. Nó xuất hiện do một loại vi rút nằm trong họ Poxviridae gây ra trên trâu bò. Căn bệnh này được phát hiện lần đầu tiên trên thế giới vào năm 1929.

Vi rút viêm da nổi cục có khả năng tồn tại rất ổn định, lâu dài ngoài môi trường. Đặc biệt là ở những dạng vảy khô, nó có thể sống liên tục trong 35 ngày và thời gian tối thiểu cũng lên tới 18 ngày. Ở môi trường chuồng chăn nuôi tối, thời gian này có thể lên tới vài tháng.

Tuy nhiên, nó nhạy cảm với ánh nắng mặt trời và những chất tẩy rửa có dung môi lipid. Do đó, mọi người có thể điều chỉnh việc diệt khuẩn, vệ sinh môi trường chăn nuôi khi cần thiết.

Đường lây truyền của bệnh

Dịch bệnh mụn cóc ở bò thường xảy ra theo mùa. Nó xuất hiện nhiều nhất vào những tháng nóng ẩm, khi côn trùng hoạt động mạnh mẽ và phong phú nhất.

Đường lây truyền của căn bệnh này là thông qua vật trung gian như muỗi đốt, ruồi, ve,. Ngoài ra, việc lây lan thông qua tiếp xúc trực tiếp với động vật bệnh cũng rất phổ biến.

Chỉ cần trên da có tổn thương, tiếp xúc với nước bọt, tinh dịch, nước mũi, thịt, dịch mủ của gia súc bệnh, trâu bò sẽ dễ dàng bị lây bệnh mụn cóc. Và việc sử dụng chung máng ăn, chăn thả trong cùng 1 khu vực cũng gây nên điều này.

Chữa bệnh mụn cóc ở bò như thế nào?

Tỷ lệ mắc bệnh mụn cóc ở bò là bao nhiêu?

Khi dịch bùng, khu vực sẽ có khoảng 10 – 20% bò bị mắc bệnh. Tỷ lệ này thay đổi phụ thuộc vào điều kiện thời tiết và phương thức phòng chống dịch của khu vực đó.

Thời gian ủ bệnh kỷ từ khi nhiễm vi rút là từ 4 – 14 ngày. Có khoảng 1- 5 % trâu bò sẽ chết vì căn bệnh này.

Tìm hiểu để nhận biết và chữa bệnh mụn cóc ở bò

Dấu hiệu nhận biết bệnh mụn cóc ở bò

2: Bò bệnh sẽ sốt cao, bỏ ăn và nhanh chóng xuất hiện nhiều nốt cục trên da

Khi mắc phải căn bệnh này, trâu bò sẽ có những dấu hiệu cụ thể như sau:

  • Sốt cao, có thể lên tới hơn 41 độ C.
  • Bỏ ăn.
  • Suy nhược.
  • Gầy yếu nhanh.
  • Giảm năng suất sữa rõ rệt.
  • Viêm mũi.
  • Viêm kết mạc.
  • Nếu bò đang mang thai sẽ xảy thai.
  • Tiết nhiều nước bọt.
  • Sưng hạch bạch huyết bề mặt.
  • Trên da hình thành nhiều khối sần với kích thước lớn từ 2 -5 cm. Những nốt sần này thường hình thành sau 2 ngày kể từ khi động vật sốt. Chúng cứng, nhô cao trên da.

Các nốt sần lớn nếu không được chăm sóc có thể bị hoại tử. Bò đực mắc bệnh có thể bị vô sinh vĩnh viễn, ảnh hưởng rất nhiều tới chất lượng thịt và giá trị kinh tế.

Cách chữa bệnh mụn cóc

Hiện tại, chưa có thuốc đặc hiệu để điều trị căn bệnh này. Việc điều trị chỉ tập chung vào giải quyết các dấu hiệu bệnh như sốt, đau đớn, xuất hiện mủ hay hoại tử mà thôi.

Chính vì vậy bà con nông dân cần chú ý phòng bệnh để hạn chế nguy cơ mắc cũng như tránh thiệt hại. Dưới đây là những lời khuyên giúp bà con hạn chế nguy cơ mắc bệnh này ở trâu bò.

  • Chủ động theo dõi động vật để phát hiện bệnh sớm.
  • Giám sát những trường hợp bò bệnh, nhanh chóng cách ly.
  • Tiêm phòng cho bò theo đúng yêu cầu, khuyến cáo của bộ nông nghiệp.
  • Chú ý vệ sinh, khử khuẩn chuồng trại chăn nuôi đúng thời gian, đúng yêu cầu của bộ. Từ đó, có được môi trường sinh trưởng và phát triển tốt nhất cho trâu bò.
  • Không nên thả chung bãi với trâu bò của người khác chăn nuôi.
  • Khi trong khu vực có dịch, hãy nhanh chóng cách ly trâu bò của mình và giám sát thật chặt để cách ly bò bệnh hạn chế lây lan.

Lời kết

3: Căn bệnh này hiện chưa có thuốc điều trị mà chỉ tập trung vào phòng bệnh

Như vậy, bạn đã có được những thông tin cần thiết về bệnh mụn cóc ở bò. Hy vọng bài viết này hữu ích đối với bạn. Nếu còn bất kỳ điều gì băn khoăn, hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được các chuyên gia trong lĩnh vực chăn nuôi hỗ trợ.

 

Nguồn: Vemedim

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *