BÒ BỊ KIẾT LỴ, NGUYÊN NHÂN VÀ CÁCH ĐIỀU TRỊ

Bò bị kiết lỵ: Dấu hiệu, nguyên nhân và điều trị

Khi bò bị kiết lỵ, sức sống, khả năng đề kháng sẽ giảm rất nhanh. Nếu không được điều trị kịp thời, bò sẽ chết hoặc giảm giá trị kinh tế nghiêm trọng. Chính vì vậy, cách thức chăm sóc và điều trị cho bò kiết lỵ là điều bà con nông dân cần trang bị cho mình. Trong bài viết này, Vemedim sẽ giúp bà con có được những kiến thức cần thiết.

Nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết bò bị kiết lỵ

Nguyên nhân gây kiết lỵ ở bò là gì?

1: Gây nên do vi khuẩn, căn bệnh này có khả năng lây nhiễm rất nhanh

Căn bệnh này do vi khuẩn gây nên. Chúng xâm nhập vào trong cơ thể của bò bằng cách lây nhiễm trực tiếp với các nguồn vi khuẩn như phân của động vật nhiễm bệnh, thực phẩm, nước uống đang trong tình trạng ô nhiễm..

Đây là bệnh lý phổ biến ở bò, có thể xảy ra ở nhiều lứa tuổi khác nhau. Tuy nhiên, tỷ lệ bò dưới 1 năm tuổi mắc bệnh cao hơn nhiều so với bò trưởng thành. Chính vì vậy người nông dân cần chú ý chăm sóc bò cẩn thận để bảo vệ chúng.

Cơ chế gây bệnh của vi khuẩn khiến bò bị kiết lỵ

Nguyên nhân trực tiếp khiến bò bị kiết lỵ là do vi khuẩn xâm nhập, gây viêm toàn bộ đại tràng và trực tràng của con vật. Bệnh lây truyền nhanh chóng qua phân bò. Chính vì vậy nó dễ dàng bùng phát, lây nhiễm chéo giữa bò chăn nuôi trong cùng 1 khu vực.

Trong nhiều trường hợp, bò có mang vi khuẩn kiết lỵ trong người nhưng không gây bệnh. Nếu gặp một điều kiện bất lợi như sức khỏe suy giảm hay thời tiết không tốt, bệnh có thể bùng phát nhanh chóng.

Đặc biệt, khi mang mầm bệnh trong người bò đã trở thành nguồn phát tán vi khuẩn kiết lị. Dù không phát bệnh, nó vẫn dễ dàng lây lan sang những con vật khác chăn thả trong cùng khu vực.

Triệu chứng nhận diện bệnh kiết lỵ ở bò

2: Sau khoảng 2 ngày nhiễm bệnh, bò sẽ có dấu hiệu lâm sàng

Sau khi tiếp xúc với vi khuẩn gây bệnh từ 1 – 2 ngày, bò sẽ có những triệu chứng rõ ràng của bệnh kiết lị. Dưới đây là những triệu chứng dễ dàng nhận diện nhất:

  • Tiêu chảy nặng, kéo dài liên tục.
  • Phân lỏng, có màu xám xanh, vàng, mùi khắm.
  • Phân bò nhầy, có lẫn bọt và màng ruột ở trong.
  • Uống nhiều nước, ăn rất ít hoặc bỏ ăn hoàn toàn.
  • Không nhai lại.
  • Thức ăn ứ đọng trong dạ dày, dạ lá sách bị cứng.
  • Cơ thể bò sốt với nhiệt độ cao.
  • Bụng đau đớn khiến bò rơi vào tình trạng quằn quại.
  • Phân lỏng, có lẫn nhiều máu tươi.
  • Mất nước nhanh, mắt trũng, da nhăn nheo.

Quá trình điều trị kiết lỵ cần thực hiện nhanh chóng và kịp thời. Nếu không, tình trạng tiêu chảy có thể kéo dài khiến bò bị mất nước, mất cân bằng điện giải. Từ đó, đẩy cơ thể vào tình trạng nguy hiểm, thậm chí là chết nếu không được cấp cứu kịp thời.

Cách điều trị bò bị kiết lỵ với những loại thuốc phổ biến

1. Tylosin tartrate

Loại thuốc có thành phần chính là Tylosin tartrate, nó được sử dụng để điều trị kiết lỵ trâu bò ở nhiều nơi trên thế giới. Nó cũng được dùng trong điều trị một số bệnh nhiễm trùng khác nhau.

Cách dùng sản phẩm:

  • Tiêm bắp, tiêm dưới da cho trâu bò.
  • Sau khi sử dụng, bảo quản thuốc trong điều kiện mát mẻ và khô ráo.

2. Điều trị cho bò bị kiết lỵ với Enrofloxacin

Sản phẩm có thành phần chính là Enrofloxacin với hiệu quả kháng sinh và diệt khuẩn. Nó có hoạt phổ kháng khuẩn rộng với các loại vi khuẩn gram âm và dương.

Thuốc thường được sản xuất dưới dạng bột kết tinh, ít tan trong nước mà tan tốt trong dung môi hữu cơ. Với thành phần đặc chế, thuốc có khả năng điều trị các bệnh kiết lỵ ở trâu bò rất nhanh chóng, hiệu quả.

Cách dùng sản phẩm:

  • Tiêp bắp và tiêm dưới da: Trâu, bò, dê, cừu. Đặc trị tụ huyết trùng và các bệnh nhiễm khuẩn.
  • Sử dụng kèm theo với kháng sinh dạng uống để tăng hiệu quả điều trị bệnh.

Lời khuyên dành cho bà con nông dân

Khi điều trị kiết lỵ, bà con cũng cần chú ý cách ly đàn một cách triệt để. Từ đó, hạn chế tình trạng lây nhiễm bệnh chéo trong khu vực nuôi.

4: Hãy chú ý đến những dấu hiệu đầu tiên để cách ly, điều trị bệnh cho bò hiệu quả nhất nhé

Đồng thời, đừng quên bổ sung đầy đủ dinh dưỡng cho bò. Có thể thêm ác nguồn chất khoáng, chất điện giải theo liều lượng khuyên dùng để giúp bò nhanh chóng hồi phục sức khỏe hơn. Với những thông tin này, Anivacc đã giúp bà con nhận diện và điều trị bò bị kiết lỵ hiệu quả. Nếu còn bất kỳ điều gì băn khoăn, liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn và hỗ trợ nhé.

 

Nguồn: Vemedim

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *