BỆNH XOẮN KHUẨN TRÊN GIA SÚC

Bệnh xoắn khuẩn trên gia súc: Nguyên nhân, triệu chứng, điều trị

Bệnh xoắn khuẩn ở gia súc có khả năng gây thiệt hại rất lớn cho người nông dân. Thậm chí, bệnh có thể lây lan sang người nếu không được chữa trị và phòng ngừa lây nhiễm tốt. Nếu bạn đang chăn nuôi gia súc, đặc biệt là trâu bò, đừng bỏ qua bài viết này. Chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn những thông tin cần thiết.

Nguyên nhân dẫn đến bệnh xoắn khuẩn là gì?

Nguyên nhân, nguồn lây bệnh xoắn khuẩn ở gia súc

1: Nguyên nhân gây căn bệnh này là do khuẩn Leptospira xâm nhập vào cơ thể

Bệnh xoắn khuẩn còn được biết đến với tên gọi khác là bệnh lepto. Nó gây nên bởi loại xoắn khuẩn đã được nghiên cứu khá kỹ: Leptospira.

Nguồn lây bệnh này đến từ các loài động vật gắm nhấm như chuột đồng, chuột nhà… Chúng có thể tồn tại ngoài môi trường, trong nhà hoặc trên cơ thể động vật.

Khi mang mầm bệnh, chuột có thể nhanh chóng lây sang động vật, gia súc, vật nuôi trong nhà. Từ đó, khiến bệnh xoắn khuẩn lây lan nhanh chóng.

Cách thức lây truyền căn bệnh này là gì?

Xoắn khuẩn Leptospira sẽ theo thức ăn, nước uống và lây lan chủ yếu vào động vật, các loại gia súc thông qua đường tiêu hóa. Ngoài ra, vi khuẩn cũng có thể tấn công thông qua những vết thương ngoài da khi động vật tiếp xúc với những con khác nhiễm bệnh.

Con người lây truyền bệnh xoắn khuẩn ở gia súc như thế nào?

Căn bệnh này đặc biệt được chú ý và khiến các chuyên gia lo lắng khi dễ dàng lây sang cơ thể người. Nếu gia súc bị bệnh, người nuôi gia súc có thể bị lây thông qua tiếp xúc. Chỉ cần có một vết thương hở, người chăn nuôi sẽ dễ dàng nhiễm loại bệnh này và gặp rất nhiều khó khăn trong quá trình chữa trị.

Triệu chứng, phương pháp điều trị bệnh

Dấu hiệu nhận biết bệnh xoắn khuẩn

Thời gian ủ bệnh từ khi nhiễm vi khuẩn là khoảng 10 – 20 ngày. Trâu bò mắc bệnh sẽ biểu hiện ở 1 trong 3 thể dưới đây.

Thể bệnh quá cấp

2: Căn bệnh này thường gặp với 3 thể khác nhau

Ở thể này, bệnh phát ra rất đột ngột khiến vật nuôi sốt cao. Trâu bò sẽ ngừng nhai lại do giảm, thậm chí là ngừng hoàn toàn nhu động dạ cỏ và ruột. Nó khiến vật nuôi rơi vào trạng thái lờ đờ, mệt mỏi khiến vật nuôi không muốn ăn uống gì.

Ngoài ra, bò sẽ có những dấu hiệu sau:

  • Trâu bò bị táo bón khi đi ngoài.
  • Các vùng niêm mạc, da của cơ thể có màu vàng sẫm, nước tiểu cũng chuyển sang thành màu vàng.
  • Thể quá cấp ở trâu bò thường xuất hiện ở gia súc đang mang thai, tình trạng này khiến động vật chết rất nhanh chỉ sau 3 – 7 ngày kể từ lúc khởi phát.

Thể cấp tính

  • Trạng thái này thường gặp nhất ở bê, nghé.
  • Vật nuôi sốt cao từ 40 – 41 độ khiến cơ thể mệt mỏi, ăn ít thậm chí là ngừng ăn hoàn toàn.
  • Không nhai lại.
  • Da và niêm mạc sẫm, nước tiểu chuyển sang màu vàng nâu do có lẫn huyết sắc tố.
  • Mí mắt, môi, má có biểu hiện phù thũng, xuất hiện các vùng hoại tử da.
  • Gầy đi nhanh, lông dựng lên.
  • Bệnh kéo dài khoảng 5 – 7 ngày. Tỷ lệ tử vong là khoảng 70%.

Bệnh xoắn khuẩn ở gia súc thể mãn tính

Gia súc ở mọi lứa tuổi đều có thể mắc bệnh ở thể này. Vật nuôi xuất hiện dấu hiệu gầy đi theo thơi gian, lông rụng, thiếu máu, đôi khi kèm theo tình trạng phù thũng.

Nước tiểu có màu vàng, bị tiêu chảy trong một thời gian rất dài. Nếu gia súc đang có thai mà mắc bệnh, thường sẽ xảy thai.

Làm sao để phòng bệnh xoắn khuẩn ở gia súc?

3: Cần chú ý vệ sinh môi trường chăn nuôi cẩn thận để phòng bệnh

Cách tốt nhất để phòng căn bệnh này một cách triệt để chính là tiêm phòng vắc xin định kỳ. Tuy nhiên, bà con nông dân cần ghi nhớ việc lấy mẫu xét nghiệm để xác định đúng chuẩn xoắn khuẩn đang gặp. Từ đó, dễ dàng lựa chọn loại vắc xin phòng bệnh phù hợp.

Hiện tại, ngành nông nghiệp Việt Nam sử dụng 6 loại vắc xin phòng bệnh khác nhau. Từ đó, dễ dàng đề phòng 6 chuẩn xoắn khuẩn gây bệnh phổ biến nhất tại nước ta.

Ngoài ra, cần lưu ý một số vấn đề sau để chăn nuôi trâu bò an toàn, hiệu quả nhất:

  • Theo dõi tình trạng, sức khỏe của trâu bò để chẩn đoán bệnh sớm. Từ đó, dễ dàng phát hiện gia súc đang mắc bệnh và xử lý, đem cách ly khỏi đàn một cách triệt để nhất.
  • Thường xuyên vệ sinh chuồng trại, máng ăn, máng uống và môi trường sống hàng ngày.
  • Thu dọn phân, nước tiểu và đồ ăn thừa để tránh tạo điều kiện phát triển, lây lan mầm bệnh.
  • Chú ý cân bằng dinh dưỡng, bổ sung các chất cần thiết để trâu bò khỏe mạnh và tăng cường sức đề kháng.
  • Đặt bẫy diệt chuột để loại bỏ nguồn lây bệnh trong môi trường chăn nuôi gia súc.

Lời kết

Với những thông tin này, bạn đã hiểu được mức độ nghiêm trọng cũng như giải pháp điều trị bệnh xoắn khuẩn ở gia súc. Hy vọng những thông tin này hữu ích đối với bạn. Nếu có bất kỳ điều gì băn khoăn, hãy liên hệ ngay với Anivacc để được tư vấn và hỗ trợ nhé.

 

Nguồn: Vemedim

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *