BỆNH THƯƠNG HÀN Ở TRÂU BÒ VÀ NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT

Bệnh thương hàn ở trâu bò và những điều cần biết

Căn bệnh thương hàn ở trâu bò gây ra bởi khuẩn Salmonella. Bệnh thường bùng phát vào những tháng mưa nhiều trong năm. Nổi bật nhất phải kể tới khoảng thời gian từ tháng 6 – 10 hàng năm.

Đối tượng trâu bò dễ mắc thương hàn

1: Bệnh có thể mắc phải ở trâu bò mọi lứa tuổi

Căn bệnh này có thể xảy ra ở trâu bò mọi lứa tuổi. Tuy nhiên bê nghé non sẽ bị bệnh nặng hơn nhiều, khả năng chết cũng cao hơn hẳn so với trâu bò trưởng thành.

Thống kê của Bộ Nông nghiệp cho thấy, bê nghé trong độ tuổi từ 1-24 tháng có tỷ lệ nhiễm bệnh cao nhất. Nguồn nước, thức ăn nhiễm khuẩn chính là nguồn lây lan căn bệnh này vô cùng nhanh chóng.

Điểm đáng ngại của căn bệnh này là khả năng lây lan vô cùng nhanh chóng. Bệnh cũng diễn tiến nhanh với những dấu hiệu rõ ràng. Nếu không được chăm sóc kịp thời, tỷ lệ trâu bò chết là rất cao và có thể gây nên thiệt hại kinh tế lớn.

Triệu chứng, bệnh tích của bệnh thương hàn ở trâu bò

Dưới đây, cùng tìm hiểu về dấu hiệu nhận biết và bệnh tích để lại trên trâu bò mắc bệnh thương hàn nhé. Thông tin này sẽ giúp ích cho bạn trong việc phát hiện và điều trị bệnh cho trâu bò đấy.

Các triệu chứng nhận diện bệnh

2: Bệnh có những dấu hiệu rõ rệt, dễ nhận diện

Thời gian ủ bệnh thương hàn là từ 3-5 ngày. Ban đầu, con vật kém ăn, mệt nhọc và sốt liên tục từ 40-41 độ C. Kèm theo đó, có thể thấy những cơn run rẩy như sốt rét và những hiện tượng sau đây.

  • Chảy nước mắt.
  • Niêm mạc mắt đỏ sẫm.
  • Mũi khô.
  • Bỏ nhai lại.
  • Nằm một chỗ mệt mỏi.
  • Bị táo bón kéo dài trong suốt thời gian sốt.
  • Sau đó tiêu chảy dữ dội, lúc đầu phân sệt có mùi tanh và màu vàng xám.
  • Sau vài ngày, trâu bò ỉa vọt cần câu, trong phân có lẫn niêm mạc lầy nhầy. Đôi khi niêm mạc tróc thành từng mảng có lẫn máu màu đỏ sẫm.

Trong thời gian bệnh, số lần tiêu chảy của trâu bò có thể lên tới 5 – 7 lần/ngày. Con vật mất nước, xuất hiện tình trạng mắt trũng sâu, thân thể gầy rộc. Bệnh sẽ tiến triển nhanh trong vòng 6  -10 ngày. Sau đó trâu bò sẽ chết trong trạng thái kiệt sức.

Bệnh tích của bệnh thương hàn ở trâu bò

3: Bệnh tích của trâu bò thương hàn rất rõ nét

Các hạch lâm ba của trâu bò sưng to, có tình trạng xuất huyết. Vách túi mật viêm dày lên, gan sưng to. Trên thành ruột non có những vết xuất huyết chạy dài theo chiều dọc. Càng gần ruột già, những vết xuất huyết này càng trở nên rõ ràng hơn.

Đặc biệt, khi mổ có thể thấy rõ niêm mạc ruột tróc ra từng mảng. Thành ruột bị mỏng đi nhiều và xuất hiện tình trạng chảy máu.

Ở đoạn ruột già, tình trạng xuất huyết và tróc niêm mạc nhiều hơn. Đặc biệt là van hồi manh tràng và xung quanh sẽ nhận diện được nhiều vết loét. Kích cỡ của những vết loét này là khoảng bằng hạt đậu.

Phòng, trị bệnh thương hàn trâu bò

Có thể thấy, căn bệnh thương hàn thường diễn tiến nhanh và để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng. Chính vì vậy việc phòng và điều trị bệnh cần được chú trọng để hạn chế thiệt hại kinh tế cho bà con chăn nuôi.

Làm sao để phòng bệnh thương hàn ở trâu bò?

4: Bà con nên chú ý tiêm vắc xin đúng định kỳ để phòng bệnh triệt để

Cách tốt nhất để phòng bệnh là tiêm phòng vắc xin định kỳ hàng năm. Ngoài ra, bà con nông dân cũng cần chú ý thực hiện những biện pháp phòng bệnh sau đây:

  • Thực hiện tốt công tác vệ sinh chuồng trại, tránh các yếu tố có thể khiến trâu bò stress.
  • Tiến hành phát quang bụi rậm xung quanh khu vực chuồng trại. Tiêm phòng vắc xin.
  • Khi gia súc bị bệnh, cần nhanh chóng cách ly khỏi đàn để tránh lây lan và thuận tiện hơn cho việc điều trị.

Phương pháp điều trị bệnh thương hàn cho trâu bò

Nhìn chung, quá trình điều trị bệnh thương hàn sẽ tập trung vào các loại thuốc điều trị nguyên nhân, triệu chứng. Đồng thời cần chú trọng việc hồi sức cho trâu bò để mang lại hiệu quả tốt.

Kháng sinh điều trị bệnh sẽ tiêm bắp liên tục trong thời gian từ 3- 5 ngày.

Thuốc giảm cơn co thắt ruột và làm giảm số lần tiêu chảy trong ngày tiêm với liều Atropin 1ml/ 10 kg thể trọng. Đồng thời bà con nông dân sẽ phải tiêm trợ sức cho gia súc bằng các sản phẩm có chứa calcium và vitamin B12 hàm lượng cao, Vitamin K giúp Bổ sung vitamin B12, chống mất máu, co giật, bại liệt và vổ sung C electrolyte chống stress, bổ sung chất điện giải.

Từ đó, đảm bảo trâu bò có đầy đủ sức khỏe để chống chịu với bệnh tật. Đồng thời, chống rối loạn điện giải và mất nước do tiêu chảy. Từ đó, hạn chế nguy cơ chuyển nặng cũng như kiệt sức và chết do tiêu chảy.

Lời kết

Như vậy, Anivacc đã giúp bà con nông dân có được những thông tin cần thiết về bệnh thương hàn ở trâu bò. Hy vọng những thông tin này sẽ giúp ích cho bà con trong việc chăm sóc gia súc, có được nguồn lợi kinh tế lớn.

 

Nguồn: Vemedim

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *