Thời gian gần đây, căn bệnh tụ huyết trùng trâu bò đang khiến bà con nông dân lao đao. Nó là căn bệnh truyền nhiễm thường gặp, xuất hiện quanh năm ở các địa phương của nước ta. Hậu quả của căn bệnh này rất nghiêm trọng, gần như không có cơ hội cứu chữa. Chính vì vậy việc phòng và chẩn đoán bệnh có ý nghĩa rất lớn.
Trong bài viết này, hãy cùng với Anivacc tìm hiểu về bệnh và cách điều trị nhé.
Tìm hiểu nguyên nhân gây bệnh tụ huyết trùng trâu bò
Vi khuẩn tụ huyết trùng là nguyên nhân gây ra căn bệnh này. Dấu hiệu đặc trưng nhất để nhận diện bệnh là tình trạng tụ máu, kèm theo xuất huyết ở các vị trí khác nhau, nằm rải rác khắp cơ thể của trâu bò. Khi bệnh diễn tiến nặng, bệnh sẽ được gọi là bại xuất huyết ở trâu bò.
Vi khuẩn này có sẵn, tồn tại rất lâu trong môi trường đất tự nhiên. Mùa mưa đến là điều kiện thuận lợi để chúng phát tán ra môi trường, dính vào rơm, cỏ cũng như nước uống. Từ đó, dễ dàng xâm nhập vào cơ thể trâu bò qua đường tiêu hóa.
Sau khi xâm nhập, chúng tồn tại ở niêm mạc mũi, hầu và tuyến hạnh nhân dưới dạng ký sinh. Từ đó, ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của trâu bò.
Nếu nuôi nhốt, chăn thả chung với trâu bò bị bệnh, trâu bò khỏe mạnh cũng có thể lây nhiễm. Tụ huyết trùng sẽ thông qua nước bọt dính vào chuồng, dụng cụ chăn nuôi. Từ đó, nhanh chóng phát tán và gây dịch mạnh mẽ hơn.
Bệnh tụ huyết trùng trâu bò có lây sang người hay không?
Nếu bà con nông dân đang thắc mắc điều này, hãy yên tâm là không. Tuy nhiên, con người lại là một trong những tác nhân khiến bệnh lây truyền nhanh chóng hơn thông qua những con đường sau:
- Bán thịt trâu bò chết do bệnh tụ huyết trùng.
- Phân tán xương, da, sừng bò bị bệnh đi xa theo nhiều con đường khác nhau.
- Không vệ sinh sạch sẽ khi chăm sóc trâu bò khiến vi khuẩn có thể lây chéo và khiến dịch bệnh nghiêm trọng hơn.
Điều kiện sống, cách diệt vi khuẩn tụ huyết trùng
Vi khuẩn tụ huyết trùng có thể tồn tại rất lâu trong đất ẩm, thiếu ánh sáng. Chúng thường xuyên có mặt tại nước vũng, đầm lầy, ao tù, nước đọng, chuồng trại thiếu vệ sinh với thời gian lên tới 3 tháng.
May mắn, nó không thể tồn tại lâu khi không sống trong vật chủ. Khi gặp nước nóng 60 độ trong vòng 20 phút, chúng sẽ bị tiêu diệt nhanh chóng. Còn nếu phơi dưới ánh nắng mặt trời, vi khuẩn chỉ có thể tồn tại tối đa trong vòng 12 tiếng mà thôi.
Cách diệt khuẩn tụ huyết trùng thường được áp dụng nhất là sử dụng hóa chất mạnh. Dưới đây là những gợi ý dành cho bạn:
- Nước vôi 10%.
- Formol 1%.
- Axit fenic 5%.
Chỉ với dung dịch này, vi khuẩn sẽ bị tiêu diệt trong vòng 1-3 phút. Nhờ đó, việc vệ sinh và sát khuẩn chuồng trại trở nên dễ dàng hơn rất nhiều.
Đặc điểm dịch tễ của bệnh tụ huyết trùng trâu bò
Về đối tượng nhiễm bệnh
Căn bệnh này có thể xuất hiện trên cả trâu bò, dê, chó. Tuy nhiên, chúng thường xuyên được bắt gặp ở trâu bò mọi lứa tuổi. Bệnh nghiêm trọng nhất là ở trâu bò có tuổi từ 6 tháng đến 2,3 năm.
Thông qua thức ăn, môi trường sống, tụ huyết trùng có thể lây sang lợn, ngựa, dê… Chính vì vậy, việc phòng dịch trong môi trường cần chú ý đến cả những loài gia súc này.
Bệnh tụ huyết trùng có thể xảy ra ở đâu?
Căn bệnh này hiện đã bắt gặp ở trâu bò trên khắp thế giới, xảy ra quanh năm. Trong đó nó thường gặp nhất ở những vùng có khí hậu nóng ẩm. Dịch bùng phát mạnh vào lúc thời tiết giao mùa, nắng mưa thất thường.
Tại nước ta, bệnh tụ huyết trùng thường phát rất mạnh vào mùa mưa. Tại các tỉnh ven biển, sau mùa lũ cũng thường bắt gặp căn bệnh này.
Bệnh sẽ nhanh chóng khởi phát khi trâu bò yếu đi, cảm lạnh hay môi trường nuôi nhốt không phù hợp và đảm bảo các điều kiện vệ sinh cần thiết. Đôi khi, trâu bò bị kiệt sức cũng khiến chúng không thể tự kìm hãm và khiến vi khuẩn tụ huyết trùng khởi phát mạnh hơn.
Các thể của bệnh tụ huyết trùng trâu bò
Căn bệnh này hiện được ghi nhận với 3 thể khác nhau. Cùng Vemedi tìm hiểu cụ thể về 3 thể này nhé.
Thể ác tính
Trâu bò mắc bệnh sẽ nhanh chóng xuất hiện tình trạng sốt cao, toàn thân run rẩy. Thậm chí bò còn có biểu hiện thần kinh khác lạ như trở nên hung dữ, điên cuồng hơn, đâm đầu vào tường và nhanh chóng tử vong trong vòng 24 giờ kể từ thời điểm khởi phát.
Thể cấp tính
Ghi nhận cho thấy, hầu hết trâu bò bị tụ huyết trùng đều ở thể này. Thời gian ủ bệnh dài từ 1 – 3 ngày, trâu bò không nhai lại. Cơ thể mệt mỏi ủ rũ và sốt cao, chảy nước mắt nước mũi liên tục.
Đặc biệt, yết hầu và hạch lâm ba sưng nặng khiến trâu bò lè lưỡi thở. Trâu bò di chuyển rất khó khăn, xuất hiện viêm màng phổi, tràn dịch, tụ huyết nên chúng thở rất mạnh, sù bọt mép.
Thể mãn tính
Nếu không chết sau khi có những triệu chứng cấp tính, trâu bò sẽ chuyển sang dạng mắc bệnh tụ huyết trùng trâu bò mãn tính. Những dấu hiệu dai dẳng có thể nhận thấy như sau:
- Ỉa chảy, táo bón.
- Khớp bị viêm, di chuyển khó khăn.
- Viêm phế quản, thường xuyên ho kéo dài.
Lời kết
Như vậy, bạn đã có được những thông tin cần thiết về các thể bệnh tụ huyết trùng trâu bò. Nếu bạn đang cần điều trị, phòng ngừa căn bệnh này, liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn và hỗ trợ nhé.