I. NGUYÊN NHÂN:
Các nhiễm trùng do Salmonella bao gồm nhiều chủng: Salmonella pullorum (Salmonella pullorum disease), S. gallinarum (Fowl typhoid),… và Phó thương hàn (Paratyphoid).
1. Pullorum disease:
(Bệnh Bạch lỵ) gây ra bởi Salmonella pullorum; Xảy ra trên gà và gà tây, gây tổn thất lớn nhất ở gà dưới 4 tuần tuổi (cao nhất ở 7-10 ngày tuổi).
– Triệu chứng: Biếng ăn, tiêu chảy, hậu môn bị bít kín với phân trắng, còi cọc, lông kém phát triển, tích, mào bị teo, nhợt nhạt.
– Bệnh tích:
+ Nhiều nốt màu xám trên tim, phổi, gan, lách, phúc mạc, mề, ruột tụy tạng.
+ Buồng trứng không bình thường qua sự mất màu của các nang trứng ở gà trưởng thành.
+ Ít khi viêm phúc mạc, báng nước hay tắt ống dẫn trứng.
+ Sưng khớp xương chày.
– Chẩn đoán phân biệt:
+ Tổn thương ở gan và tim phân biệt với nhiễm trùng do các Salmonella khác và Campylobacteriosis, Colibacillosis, Ophalitis.
+ Tổn thương thần kinh phân biệt với triệu chứng thần kinh của bệnh Newcastle.
+ Tổn thương đường hô hấp phải phân biệt với bệnh do nấm .
+ Tổn thương khớp phân biệt với viêm màng hoạt dịch và viêm túi thanh mạc gây ra bởi các loài virus, vi khuẩn khác.
2. Fowl typhoid:
(Bệnh thương hàn) gây ra bởi Salmonella gallinarum; Xảy ra trên gà và gà tây, hiếm khi xảy ra trên các gia cầm khác, chim cảnh và chim hoang dại. Bệnh thường thấy trên gà trưởng thành.
– Triệu chứng: tương tự như Pullorum disease.
– Bệnh tích:
+ Ở gà tây: Gan sưng to, màu đồng thau, lách sưng to.
+ Thận sưng to.
+ Xác nhợt nhạt.
+ Viêm phần đầu ruột.
– Chẩn đoán phân biệt: như Pullorum disease
3. Paratyphoid infection
(Bệnh Phó thương hàn): Là một nhiễm trùng cấp tính và mãn tính trên gia cầm và loài hữu nhủ. Có 10-12 loài của Salmonella kết hợp với hầu hết các ổ dịch trên gà. Phổ biến nhất là Salmonella typhimurium trên chim nhỏ hơn 1 tháng tuổi.
– Triệu chứng:
+ Rủ cánh
+ Run rẩy, đứng lộn xộn gần nơi có nguồn nhiệt
+ Run cơ và mất phối hợp
– Bệnh tích:
+ Các tổn thương hạt nhỏ trên tụy tạng
+ Tổn thương nốt trên ruột
+ Viêm ruột
+ Mất nước
+ Không thể hấp thu lòng đỏ trứng và viêm rốn.
+ Ít khi nhiễm trùng khớp
+ Mù
+ Sưng mắt
– Chẩn đoán phân biệt: như Pullorum disease
II. TRỊ BỆNH
Các dạng bệnh đều do Salmonella spp. gây ra, cho nên trên thực tế sản xuất không cần phân biệt rõ chủng loài (thường dùng trong nghiên cứu và nuôi cấy phòng thí nghiệm). Có thể áp dụng các biện pháp sau để khống chế bệnh:
1. Tiêm (Inj): Việc tiêm cho gia cầm có nhiều khó khăn. Tuy nhiên chúng tôi giới thiệu để dùng trong trường hợp nuôi nhỏ lẻ, hoặc gia cầm giá trị kinh tế cao (chim kiểng, gà đá,…), hoặc trại có thể tách riêng điều trị những con bệnh nặng {có thể tiêm trong những ngày đầu, sau đó tiếp tục dùng đường miệng (O)}.
a. Kháng sinh: Chọn các kháng sinh có phổ kháng khuẩn trên Salmonella spp..
b. Thuốc hỗ trợ: Giúp nâng cao sức đề kháng, bồi bổ cơ thể
2. Cho uống/ăn (O): Việc dùng thuốc qua đường miệng (O) bằng cách cho ăn hoặc cho uống thuận tiện do không gây stress cho đàn, ít công lao động. Tuy nhiên, hiệu quả điều trị không như ý do: chậm, bệnh nặng khó khống chế, gà bệnh không ăn hoặc ít uống, mùi vị thuốc làm gà giảm ăn, thuốc cấp sẽ không đồng đều,…
a. Kháng sinh:
– Chọn các kháng sinh có phổ kháng khuẩn trên Salmonella spp., hoặc kháng sinh có thể điều trị thêm bệnh khác (nếu là bệnh ghép).
– Mục đích:
+ Giúp khống chế mầm bệnh trong toàn đàn,
+ Kết hợp với việc tiêm thuốc giúp kéo dài thời gian có nồng độ thuốc cao trong cơ thể
+ Giúp giảm công lao động,
+ Giảm stress cho đàn do bắt tiêm.
b. Thuốc hỗ trợ:
* Trường hợp dùng nhiều loại thuốc qua đường miệng cùng lúc:
+ Có thể dùng 1 loại qua đường uống, loại khác qua đường trộn thức ăn.
+ Hoặc buổi sáng dùng 1 loại thuốc uống (thường là thuốc đặc trị), nâng cao liều khi pha thuốc, buổi chiều hoặc ban đêm dùng thuốc hổ trợ, hoặc chất điện giải,…
III. PHÒNG BỆNH
Việc phòng bệnh Thương hàn gà có nhiều khó khăn, do bệnh truyền dọc từ gà bố mẹ sang trứng, gà con vừa nở ra đã có thể mắc bệnh. Đôi khi gà bố mẹ không bị nhiễm nhưng gà con có thể bị nhiễm qua dụng cụ, máy ấp, nở,… Cho nên phòng bệnh triệt để cần có sự đồng bộ trong quản lý môi trường chăn nuôi, tiêu độc sát trùng chuồng trại, con giống sạch bệnh, vệ sinh thiết bị ấp nở, và chương trình vaccine cho đàn giống chặt chẽ.
Có thể phòng bệnh bằng các cách sau:
1. Vaccin: dùng tiêm phòng cho gà đẻ (gà giống hoặc gà trứng thương phẩm) giúp tránh sự truyền dọc, lây từ gà bố mẹ sang trứng sang gà con.
Gà hậu bị (khoảng trên 14 tuần tuổi)
– Mũi 1: Vaccin sống dòng SG9R (Cevac SG9R)
– Mũi 2: (sau mũi 1 khoảng 3 – 4 tuần): Vaccin vô hoạt (Corymune 4 và Corymune 7)
2. Dùng kháng sinh: Dùng kháng sinh cho ăn/ uống (như phần trị bệnh).