Quản lý dinh dưỡng, nước uống trong thời tiết nắng nóng cho gà

Lượng cám ăn vào giảm:

Khi nhiệt độ chuồng trại tăng mỗi 10C (trong khoảng nhiệt độ 32 – 38C) thì lượng cám ăn vào sẽ giảm khoảng 5%. Để hạn chế việc thải thân nhiệt ra ngoài gà sẽ giảm ăn, hormone gây stress sẽ được tiết ra, giảm sự trao đổi chất. Lượng máu lưu thông tới ruột non giảm khiến lượng enzyme tiêu hóa tiết ra giảm khả năng tận dụng và hấp thu các chất dinh dưỡng trong cám giảm theo.

  • Phát sinh dịch bệnh: Gà phải há miệng để đẩy nhanh thải nhiệt ra bên ngoài môi trường. Lúc này vi khuẩn và bụi sẽ dễ lọt vào trong miệng gà và gây ra bệnh hô hấp.
  • Chất lượng vỏ trứng: Trong thời gian tiếp xúc với môi trường có nhiệt độ cao, gà đẻ phản ứng bằng cách tăng tần số hô hấp (há mồm thở) khiến cơ thể thải ra CO2 nhiều hơn, gây hiện tượng “nhiễm kiềm hô hấp” và pH máu tăng cao. Để cân bằng pH, cơ thể gà sẽ phải sử dụng các khoáng chất kiềm (canxi). Điều này làm giảm hàm lượng canxi trong máu, từ đó ảnh hưởng đến chất lượng vỏ trứng.

Quản lý dinh dưỡng

  • Cho ăn: Vào mùa nóng, gà sẽ giảm lượng cám ăn vào nên cần cung cấp cám có hàm lượng đạm cao. Nên lựa chọn cám có lượng dinh dưỡng phù hợp. Có thể chuyển sang cho ăn vào lúc thời tiết mát (lúc sáng sớm hoặc chiều tối). Không nên cho gà ăn khi thời tiết nóng. Bổ sung thêm điện giải và vitamin vào trong cám. Bổ sung Na4Cl và NaHCO3 sẽ giúp cải thiện độ pH. Đặc biệt là NaHCO3 nếu bổ sung 25 g vào 1 kg cám thì sẽ giúp khắc phục tình trạng chất lượng vỏ trứng giảm. Hay cũng có thể bổ sung thêm Vitamin D giúp tăng hiệu quả hấp thu canxi, cải thiện chất lượng trứng. Còn Vitamin E sẽ giúp nâng cao tỷ lệ đẻ, trọng lượng trứng và lượng cám ăn vào. Ngoài ra, một số nghiên cứu cho thấy, bổ sung thêm chất béo vào khẩu phần gà thịt sẽ giúp tăng lượng cám ăn vào và năng suất sinh sản.
  • Quản lý cám và hệ thống cho ăn: Khi thời tiết nóng ẩm cám rất dễ phát sinh nấm mốc. Đặc biệt, không được để nước lọt vào hệ thống cho ăn. Đặt cám với số lượng vừa đủ, tránh để quá lâu. Định kỳ cần vệ sinh silô để chống nấm mốc. Ban ngày có thể mở nắp silô để thoát nhiệt ra bên ngoài và ban đêm có thể đóng lại. Bên ngoài silô có thể bọc cách nhiệt để tránh nhiệt độ lên quá cao.
  • Nên cho gà ăn vào thời điểm mát mẻ (sáng sớm hoặc chiều tối). Cài đặt cho ăn tự động bữa cuối vào thời điểm trước tắt đèn 1 – 2 tiếng.

Quản lý nước uống

  • Do gà tăng tần suất hô hấp khiến cơ thể sẽ bị mất nước lúc này cần tăng lượng nước uống vào, kiểm tra trang thiết bị cấp nước, cung cấp nước mát đầy đủ. Thông thường gà sẽ uống gấp đôi lượng cám ăn vào. Thời tiết nóng thì lượng nước gà uống sẽ gấp 4 – 8 lần lượng cám ăn vào. Nhiệt độ nước uống không được vượt quá 250C. Có thể bỏ đá vào bồn chứa nước để hạ nhiệt độ nước uống. Nước sẽ giúp gà ức chế sự phát triển của vi khuẩn và nấm mốc gây hại, hạn chế dịch bệnh. Định kỳ cần kiểm tra chất lượng nước.
  • Luôn đảm bảo cung cấp thoải mái nước mát và sạch, tránh bơm và phơi bể nước vào ngày nắng nóng. Tăng nước và bổ sung máng uống, đường ống dẫn nước hoặc bể nước có thể xây ngầm hoặc mái cách nhiệt để giữ nước mát. Có thể thêm vào nước uống 0,23% muối để làm tăng lượng nước gà uống.
  • Bổ sung thêm vitamin và khoáng chất: Để gà mái hồi phục được sức khỏe cần cung cấp thêm khoáng chất, vitamin vào trong nước uống. Vitamin A, C, E sẽ giúp nâng cao sức miễn dịch của các tế bào trong cơ thể. Bổ sung Vitamin C tỷ lệ 1 g/lít nước uống giúp giảm lượng hormone corticosterone gây stress.

Nguồn: Người chăn nuôi (Đông Phương)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *