DINH DƯỠNG GIA CẦM

DINH DƯỠNG GIA CẦM

I. Nhu cầu dinh dưỡng của gia cầm

By Kirk C. Klasing , BS, MS, Ph.D., Department of Animal Science, University of California Last review/revision May 2015 | Modified Oct 2022

Gia cầm chuyển đổi thức ăn thành các sản phẩm thực phẩm một cách nhanh chóng, hiệu quả và có tác động môi trường tương đối thấp so với các loài vật nuôi khác. Tỉ lệ năng suất gia cầm cao dẫn đến nhu cầu dinh dưỡng tương đối cao. Gia cầm cần có sự hiện diện của ít nhất 38 chất dinh dưỡng trong chế độ ăn ở nồng độ thích hợp và cân bằng. Các số liệu về nhu cầu dinh dưỡng được công bố trong Nhu cầu dinh dưỡng của gia cầm (Nutrient Requirements of Poultry – National Research Council, 1994) là những thông tin mới nhất hiện có và nên được coi là nhu cầu dinh dưỡng tối thiểu cho gia cầm. Chúng có nguồn gốc từ các mức được xác định bằng thực nghiệm sau khi xem xét toàn diện dữ liệu đã công bố. Tiêu chí được sử dụng để xác định nhu cầu đối với một chất dinh dưỡng nhất định bao gồm: tăng trưởng, hiệu quả sử dụng thức ăn, sản lượng trứng, ngăn ngừa các triệu chứng thiếu hụt và chất lượng của sản phẩm gia cầm. Những yêu cầu này giả định rằng các chất dinh dưỡng ở dạng có khả dụng sinh học cao và chúng không bao gồm giới hạn an toàn. Do đó, các điều chỉnh nên được thực hiện dựa trên khả dụng sinh học của các chất dinh dưỡng trong các loại thức ăn chăn nuôi khác nhau. Một giới hạn an toàn nên được thêm vào dựa trên khoảng thời gian thức ăn sẽ được bảo quản trước khi cho ăn, những thay đổi về tốc độ ăn thức ăn do nhiệt độ môi trường hoặc hàm lượng năng lượng trong thức ăn, chủng gen, tình trạng chăn nuôi (đặc biệt là mức độ vệ sinh), và sự hiện diện của các yếu tố stress (như bệnh tật hoặc độc tố nấm mốc).

  1. Nước:
    Nước là một chất dinh dưỡng thiết yếu. Nhiều yếu tố ảnh hưởng đến lượng nước uống vào, bao gồm nhiệt độ môi trường, độ ẩm tương đối, lượng muối và protein trong khẩu phần, năng suất gia cầm (tốc độ tăng trưởng hoặc sản lượng trứng) và khả năng tái hấp thu nước trong thận của từng con gia cầm. Kết quả là các điều chỉnh nước chính xác rất khác nhau. Thiếu nước ≥ 12 giờ có ảnh hưởng bất lợi đến sự tăng trưởng của gia cầm non và sản lượng trứng của gà đẻ; Thiếu nước ≥ 36 giờ dẫn đến tỉ lệ tử vong gia tăng rõ rệt ở cả gia cầm non và trưởng thành. Nước mát, sạch, không bị ô nhiễm bởi hàm lượng khoáng chất cao hoặc các chất độc hại tiềm ẩn khác phải luôn sẳn sàng cho gia cầm.
  2. Nhu cầu năng lượng và lượng ăn vào:
    Nhu cầu năng lượng của gia cầm và năng lượng chứa trong thức ăn được biểu thị bằng kilocalories (1 kcal bằng 4.1868 kilojoules). Hai phép đo khác nhau về năng lượng khả dụng sinh học trong thức ăn chăn nuôi đang được sử dụng là năng lượng chuyển hóa (metabolizable energy – AMEn) và năng lượng chuyển hoác thực (true metabolizable energy – TMEn). AMEn là năng lượng thô của thức ăn trừ đi năng lượng thô của chất bài tiết sau khi hiệu chỉnh lượng nitrogen được giữ lại trong cơ thể. Các tính toán của TMEn tạo ra một hieeujc hỉnh bổ sung để giải thích chó sự thất thoát năng lượng nội sinh không trực tiếp quy cho nguyên liệu và thường là một biện pháo hữu ích hơn. AMEn và TMEn tương tự nhau đối với nhiều thành phần. Tuy nhiên, hai giá trị khác nhau đáng kể đối với một số thành phần như: bột lông vũ, gạo, bột mì, ngô, và ngũ cốc chưng cất có chất hòa tan.

Gia cầm có thể điều chỉnh lượng thức ăn ăn vào trong một phạm vi đáng kể về mức năng lượng thức ăn để đáp ứng nhu cầu năng lượng hàng ngày của chúng. Nhu cầu năng lượng, và theo đó lượng thức ăn ăn vào cũng thay đổi đáng kể theo nhiệt độ môi trường và mức độ hoạt động thể chất. Nhu cầu hàng ngày của gia cầm về acid amin, vitamin, và khoáng chất hầu như không phụ thuộc vào các yếu tố này. Các giá trị nhu cầu dinh dưỡng trong các bảng sau đây dựa trên tỉ lệ tiêu thụ điển hình của gia cầm trong môi trường nhiệt độ trung hòa tiêu thụ chế độ ăn có hàm lượng năng lượng cụ thể (ví dụ 3,200 kcal/kg đối với gà thịt). Nếu một con gia cầm tiêu thụ một chế độ ăn có hàm lượng năng lượng cao hơn, nó sẽ giảm thức ăn ăn vào; do đó, chế độ ăn uống đó phải chứa một lượng acid amin, vitamin và khoáng chất cao hơn theo tỉ lệ. Vì vậy, cần điều chỉnh tỉ trọng dinh dưỡng trong khẩu phần để cung cấp lượng dinh dưỡng phù hợp dựa trên nhu cầu và lượng thức ăn thu nhận thực tế.

Do gia cầm có khả năng điều chỉnh lượng thức ăn ăn vào để thích ứng với nhiều loại khẩu phần có hàm lượng năng lượng khác nhau, các giá trị năng lượng được liệt kê trong các bảng nhu cầu dinh dưỡng trong phần này nên được coi là hướng dẫn chứ không phải yêu cầu tuyệt đối.

Trọng lượng cơ thể thích hợp và sự lắng đọng chất béo là những yếu tố quan trọng giúp gà mái tơ có khả năng sản xuất trứng tối đa. Hầu hết các dòng gà Leghorn trắng đều có trọng lượng cơ thể tương đối thấp và không có khuynh hướng trở nên béo phì với thức ăn thông thường. Thức ăn thường được cung cấp không hạn chế cho cho dòng gà mái tơ này. Đối với các dòng gà trứng nâu, người ta thường áp dụng biện pháp hạn chế (khoảng 90 % lượng thức ăn tự do) để ngăn chặn sự đẻ sớm. Các dòng gà thịt có xu hướng béo phì nếu cho ăn tự do; việc hạn chế thức ăn là cần thiết đối với gà mái tơ và gà giống. Khi hạn chế thức ăn được thực hiện, các mức acid amin, vitamins và khoáng chất của thức ăn phải được gia tăng để ngăn sự thiếu hụt. 

3. Nhu cầu acid amin:

Gia cầm giống như tất cả các loài động vật, tổng hợp protein chứa 20 L-acid amin. 

  • Chim không thể tổng hợp 9 loại acid amin này vì thiếu các men cụ thể: arginine, isoleucine, leucine, lysine, methionine, phenylalanine, threonine, tryptophan, và valine. 
  • Histidine, glycine, và proline có thể được tổng hợp bởi chim nhưng tỉ lệ thường không đủ để đáp ứng nhu cầu trao đổi chất và cần có nguồn từ thức ăn.
  • 12 acid amin trên được gọi là acid amin thiết yếu.
  • Tyrosine và cysteine có thể được tổng hợp từ phenylalanine và methionine tương ứng và được coi là thiết yếu có điều kiện vì chúng phải có trong khẩu phần nếu mức phenylalanine hoặc methionine không đủ.  
  • Khẩu phần cũng phải cung cấp đủ lượng nitrogen để cho phép tổng hợp các acid amin không thiết yếu.

Các acid amin thiết yếu thường được bổ sung vào khẩu phần dưới dạng tinh khiết (ví dụ: DL-methionine và L-lysine) để giảm thiểu mức protein tổng số cũng như chi phí của khẩu phần. Điều này có thêm lợi thế là giảm thiểu bài tiết nitrogen.

4. Vitamin:

Nhu cầu đối với vitamin A, D, và E được biểu thị bằng UI. 

  • Đối với gà, 1 IU vitamin A hoạt tính tương đương với 0,3mcg retino nguyên chất, 0.344 mcg retinyl acetate, hoặc 0.6 mcg β-carotene. Tuy nhiên, gà con sử dụng β-carotene kém hiệu quả.
  • 1 IU vitamin D tương đương với 0.025 mcg cholecalciferol (vitamin D3). Ergocalciferol (vitamin D2) được sử dụng với hiệu suất <10% của vitamin D3 ở gia cầm.
  • 1 IU vitamin E tương đương với 1 mg dl-α-tocopherol acetate tổng hợp. Nhu cầu Vitamin E khác nhau tùy theo loại và mức độ chất béo trong khẩu phần, mức độ Se và các khoáng chất vi lượng, và sự hiện diện hay vắng mặt của các chất chống oxy hóa khác. Khi cho ăn chế độ ăn nhiều acid béo không bão hòa đa chuỗi dài, lượng vitamin E cần được nâng lên đáng kể.
  • Choline cần thiết như một phần không thể thiếu của phospholipid, là một phần của acetylcholine, và là nguồn gốc của các nhóm methyl. Gà đang phát triển cũng có thể sử dụng betaine làm tác nhân methyl hóa. Betaine được phân phối rộng rãi trong thức ăn chăn nuôi thực tế và có thể đáp ứng nhu cầu choline nhưng không thể thay thế hoàn toàn nó trong khẩu phần

Tất cả các vitamins đều có thể bị phân hủy theo thời gian và quá trình này được tăng tốc bởi độ ẩm, oxygen, khoáng chất vi lượng, nhiệt và ánh sáng. Các chế phẩm vitamin ổn định và biên độ an toàn rộng rãi thường được áp dụng để bù đắp cho những tổn thất này. Điều này đặc biệt đúng nếu khẩu phần ăn được làm thành viên, ép đùn hoặc bảo quản trong thời gian dài.

5. Chất khoáng:

  • Phần lớn phospho trong thức ăn có nguồn gốc thực vật được tạo phức bởi phytate và không được gia cầm hấp thụ hiệu quả. Do đó, điều quan trọng là chỉ xem xét lượng phospho có sẵn chứ không phải tổng lượng phospho. 
  • Dinh dưỡng calci thích hợp phụ thuộc vào cả mức độ calci và tỉ lệ của nó so với phospho có sẵn. Đối với gia cầm đang phát triển, tỉ lệ này không được sai lệch đáng kể so với 2:1. Nhu cầu Calci của gà đẻ rất cao và tăng theo tỉ lệ đẻ trứng và tuổi của gà mái.

6. Các chất dinh dưỡng và phụ gia khác:

  • Gà con có nhu cầu về 38 chất dinh dưỡng, cùng với mức năng lượng chuyển hóa và nước đầy đủ. Một số chất dinh dưỡng bổ sung có thể cần thiết cho sự tăng trưởng và phát triển trong những điều kiện nhất định. Chúng bao gồm vitamin C, pyrroloquinoline quinone, và một số kim loại nặng.
  • Chất chống oxy hóa không dinh dưỡng như: ethoxyquin thường được thêm vào khẩu phần ăn của gia cầm để bảo vệ vitamin và acid béo không bão hòa khỏi quá trình oxy hóa
  • Đồng Surfeit (150 ppm) đôi khi được thêm vào để cải thiện tốc độ tăng trưởng và hiệu quả sử dụng thức ăn
  • Các Enzymes làm tăng khả dụng sinh học của phospho, năng lượng, và protein trong khẩu phần ăn thường được sử dụng ở gia cầm khi chi phí của chúng không quá cao. Trong một số trường hợp, enzyme phytase được sử dụng để giảm lượng phospho trong phân để đáp ứng các yêu cầu của môi trường.

Nguồn: Vemedim

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *