Bật mí quy trình Úm gà hiệu quả

Gà con mới nở các chức năng gà chưa được hoàn chỉnh như hệ tiêu hóa, hệ hô hấp, đặc biệt là hệ miễn dịch trong giai đoạn này gà con chưa thích ứng được với môi trường bên ngoài. Vì vậy, việc úm gà đòi hỏi sự cẩn thận, tỉ mỉ và khoa học nhằm giúp gà con hoàn thiện cơ thể nhanh chóng nâng cao sức đề kháng ngay từ đầu, là tiền đề cho sự phát triển tốt nhất trong suốt thời gian chăn nuôi sau này.

Bước 1: Xác định địa điểm, vị trí và diện tích quây úm.

Chuồng úm phải đặt tại đầu hướng gió và cách biệt hoàn toàn với khu chăn nuôi khác. Điều này hạn chế sự lây lan dịch bệnh từ các khu vực khác tới khu vực quây úm, lựa chọn vị trí quây úm nên ở vị trí trung tâm phòng úm, tránh cửa ra vào và quá sát tường để hạn chế hiện tượng gió lùa.
Diện tích quây úm đảm bảo mật độ nuôi thực tế là 60 – 80 con / m2 trong vòng 3 ngày đầu, sau đó dần nới rộng quây úm ra theo sự tăng trưởng của đàn gà.

Bước 2: Tiến hành vệ sinh, khử trùng

Dọn toàn bộ chất bẩn hữu cơ ra khỏi chuồng. Rửa chuồng và các thiết bị bằng nước sạch hoặc vòi nước cao áp, bề mặt có chất bẩn bám lâu ngày có thể ngâm bằng nước vôi trong vài ngày trước khi rửa.
Để trống chuồng tối thiểu 14 ngày trước khi nhập gà giống về.
Sau khi khử trùng ít nhất 12 giờ mới rải chất độn chuồng,thường là trấu.
Rải chất độn chuồng ít nhất 72 giờ trước khi thả gà con.
Hạn chế tối thiểu việc vào chuồng để tránh lây nhiễm.

Bước 3: Tập kết đầy đủ dụng cụ cho uống và tạo dựng quây úm

Dùng cót quây có độ cao 70 – 80cm để thuận tiện cho công tác quản lý, theo dõi, chăm sóc.
Dùng cót quây là tạo ra các ô quây có hai tác dụng. Thứ nhất, đó là kiểm soát nhiệt độ ổn định và đảm bảo. Thứ hai, hạn chế cái việc xô gà, rồ gà gây ra hiện tượng chết đè trong quây úm.
Mỗi quây nên có diện tích khoảng 6m2 tương đương quây tròn đường kính khoảng 2,8 mét hoặc ô chữ nhật kích thước 2m, gần 3m, rải chất độn chuồng thường là trấu để rải bề dày tối thiểu 10 cm.
Chất độn chuồng có hai tác dụng chính. 1 hạn chế được thân và gan bàn chân của gà con tiếp xúc trực tiếp với nền đất lạnh. 2 điều hòa nhiệt khi vào mùa đông và mùa hè.
Có thể dùng men vi sinh trộn với chất độn chuồng để hạn chế mùi hôi trong quây úm.

Bước 4: Thiết kế hệ thống sưởi cho gà 

Nhiệt độ là yếu tố quan trọng hàng đầu trong việc úm gà. Trong 2 tuần đầu tuổi, gà con chưa thể điều tiết nhiệt độ cơ thể.
Gà con nóng quá hoặc lạnh quá dẫn tới ảnh hưởng loãng lòng đỏ, lòng đỏ không tiêu hoặc là không kết dính dẫn tới hiện tượng căng thẳng, mất nước. Đây là nguyên nhân chủ yếu dẫn tới các bệnh về hô hấp và tiêu hóa mà ảnh hưởng tới khả năng sinh trưởng và phát triển  sau này.
Hệ thống sưởi có thể dùng bằng điện, gas hay bếp than với phương pháp sưởi bằng gas ít được áp dụng . Đối với bếp than, tuy có giá thành rẻ nhưng lưu ý và có hệ thống dẫn khí độc ra ngoài để tránh ngộ độc khí. Trong trường hợp này khuyến cáo bà con nên sử dụng bóng hồng ngoại để tạo nhiệt loại tối thiểu là 100W vào loại tối đa là 175W để tạo nhiệt.
Bóng hồng ngoại có hai tác dụng chính. Thứ nhất, đó là tập trung nguồn nhiệt ngay phía dưới bóng đèn. Tác dụng thứ hai đó là tạo ra tia hồng ngoại có tác dụng diệt khuẩn và kích thích xương phát triển tốt.
Chúng ta treo đều bóng trong khu quây úm, cách mặt đất 50-60 cm với mật độ 60 – 100 gà một bóng tùy theo mùa.
Chuẩn bị máng uống bình 2 đến 4 lít, máng ăn loại khay đường kính 60 đến 70 cm.
Máng uống máng ăn bố trí gần nhau và trải đều trong quây úm.
Chuẩn bị rèm phủ nên sử dụng chiếu là tốt nhất, đảm bảo giữ nhiệt và thông thoáng. Trường hợp không dùng chiếu thì sử dụng bạt ni lông loại mỏng cho quây úm
Chuẩn bị nước sạch không phèn chua mặn, thức ăn phù hợp cho gà con, các thuốc bổ trợ và vitamin
Trước khi tiếp nhận con giống, chúng ta sưởi ấm quây úm ít nhất là 2 giờ.
Việc chuẩn bị trước này nhằm tăng nhiệt và ổn định nhiệt sẵn gì giúp cho gà con mới chuyển về có thể thích ứng ngay với nhiệt độ môi trường trong quây úm.

Bước 5: Chăm sóc gà con mới về.

Thả con giống và quây úm cho gà con uống và ăn thả gà con nhẹ nhàng từ từ và phân bổ vào gần các máng uống, máng ăn.
Điều chỉnh nhiệt độ trong quây úm theo tiêu chuẩn sau
– 1 tuần tuổi nhiệt độ 32 đến 34 độ C
– 2 tuần tuổi nhiệt độ từ 31 đến 32 độ C
– 3 tuần tuổi nhiệt độ từ 30 đến 31 độ C,
– 4 tuần tuổi nhiệt độ từ 28 đến 30 độ C
Cho gà uống nước hoà với vitamin hoặc thuốc bổ tổng hợp với liều lượng từ 2 đến 3 gram 1 lít.
Nên cho gà ăn ngay sau khi uống nước để đẩy nhanh quá trình hoàn thiện cơ thể của gà con.
Lượng nước và thức ăn cho gà nên đổ ít một vào khay cho uống trong hai giờ một lần để kích thích thèm ăn cho gà con. Gà ăn hết mới đổ thức ăn mới, còn nước uống không hết thì đổ đi thay nước mới vào.
Như vậy AnivacC đã chia sẻ với các trang trại, người chăn nuôi quy trình úm gà để đạt hiệu quả cao, giúp đảm bảo độ đồng đều đầu con, giảm bệnh, và giúp gà tăng trưởng tốt hơn.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *