KÍCH THÍCH GIA CẦM MỌC LÔNG

Nếu bộ lông già cầm phát triển không tốt, thì dù đã đạt trọng lượng giết thịt cũng rất khó bán, do thương lái chê khi làm lông theo cách công nghiệp, gia cầm không lông sẽ bị tổn thương da, thân thịt rất xấu, thương lái khó ra hàng nên gíá bán giảm rất nhiều hoặc không bán được.

* Nguyên nhân:

– Gia cầm bị bệnh cắn mổ, rỉa và ăn lông nhau.

– Mất cân đối dinh dưỡng: thiếu vitamin, acid amin, thiếu thức ăn xanh, thiếu các nguyên tố vi lượng,… nên chậm ra lông

– Chăm sóc nuôi dưỡng: Vi phạm qui trình chăm sóc nuôi dưỡng: cho ăn muộn, thiếu máng ăn, máng uống, thiếu nước uống, vịt, ngan thiếu nước tắm trong thời kỳ ra lông, thay lông, phân lô, phân đàn không hợp lý,…

* Để khắc phục, Bà con nên theo dõi đàn:

+ Nếu có con cắn mổ thì tách riêng những con cắn mổ để tránh nó tiếp tục cắn mổ con khác và con khác bắt chước cắn mổ.

+ Tách riêng những con bị cắn mổ, chảy máu để tránh bị con khác cắn mổ do vết thương gây kích thích những con khác. Dùng thuốc chống cắn mổ phun xịt lên vết thương để vết thương mau lành và ngăn chặn cắn mổ.

– Loại nguyên nhân gây bệnh: Tùy theo nguyên nhân gây bệnh để thực hiện:

+ Nếu chưa cắt mỏ gà hoặc mỏ gà cắt không đạt yêu cầu, hoặc mỏ mọc lại làm chúng vẫn cắn mổ được thì thực hiện cắt mỏ gà .

+ Phân đàn nếu đàn nuôi không đồng đều.

+ Giản đàn nếu đàn quá đông

+ Làm mát, thông thoáng chuồng, bố trí bể tắm cho vịt

+ Treo chùm lá chuối khô hoặc cỏ tươi hoặc chùm vải đỏ trong chuồng để lôi cuốn sự chú ý của gà, gà sẽ mổ, bươi vào đó chơi thay vì cắn mổ nhau

+ Bổ sung chất dinh dưỡng:

Thời gian ra lông đủ phủ khắp mình rất lâu, từ 2-4 tuần nê bà con nên chú ý đến việc dưỡng lông cho đàn gia cầm sớm

Nguồn: Vemedim

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *