BÒ BỊ XÀ MÂU

Bò bị xà mâu: Nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết, điều trị

Khi bò bị xà mâu, cách điều trị sao cho phù hợp là điều cần thiết để mang lại hiệu quả tốt. Trong bài viết này, Anivacc sẽ giúp bạn có được bài thuốc điều trị xà mâu ở bò hiệu quả. Cùng tìm hiểu nhé.

Bò bị xà mâu là bị gì?

1: Bệnh xà mâu là cách gọi khác của bệnh ghẻ

Xà mâu là cách gọi khác của bệnh ghẻ ở trâu bò. Cách gọi này xuất hiện ở một số địa phương nhỏ, những huyện làng vùng sâu vùng xa. Căn bệnh này cực kỳ phổ biến trong các trang trại chăn nuôi lớn nhỏ. Không chỉ trâu bò, bệnh xà mâu còn có thể bắt gặp ở lợn, chó, mèo, thỏ.

Dù không gây nguy hiểm đến tính mạng, căn bệnh này lại gây nhiều vấn đề khác nhau. Nó cũng rất khó điều trị khỏi hoàn toàn, khả năng lây lan mạnh. Vì vậy, việc điều trị và phòng ngừa bệnh như thế nào luôn được quan tâm đặc biệt.

Biểu hiện của bệnh xà mâu ở bò

Nguyên nhân khiến bò bị xà mâu là gì?

Bệnh xà mâu ở bò do Sarcoptes scabiei, Pseuroptes natalensis và Chorioptes sống ký sinh dưới biểu bì da gây nên. Riêng đối với loại Chorioptes, chúng thường kí sinh, sống lâu dài ở vùng móng chân và vành tai của động vật.

Căn bệnh này lây truyền chủ yếu giữa con vật bị bệnh với những con vật khỏe. Đôi khi nó cũng lây gián tiếp thông qua thức ăn, môi trường hoặc các dụng cụ chăn nuôi, nước ao tắm chung…

Dấu hiệu nhận biết bò bị xà mâu bà con nông dân cần chú ý

2: Bạn có thể nhận biết căn bệnh này thông qua những dấu hiệu trên da

Khi bị bệnh xà mâu, gia súc sẽ xuất hiện những triệu chứng rõ rệt ngay trên da. Dưới đây là những dấu hiệu, vấn đề bạn có thể nhận diện dễ dàng bằng mắt thường.

  • Ghẻ ký sinh trong da sẽ tạo ra những đường rãnh trong biểu bì, phá hoại mặt da và gây ngứa, mẩn đỏ trên toàn bộ cơ thể. Con vật sẽ liên tục cọ xát da của mình vào tường, các gốc cây khiến các vết xước đỏ xuất hiện trên da. Thậm chí những vùng đó còn rụng trụi lông nhìn rất rõ rệt.
  • Da động vật nổi lên từng đám mụn đỏ, mọng nước. Chúng tập trung ở những chỗ da mềm như rìa tai, nách, bẹn và vùng da quanh vú của động vật. Khi bệnh diễn tiến nặng, các đám da mẩn đỏ có ở hầu hết bề mặt da. Chỗ da ghẻ sẽ trở nên sần sùi, rụng trụi lông rất nhanh.
  • Khi bị xà mâu nặng, bò sẽ gặp tình trạng nhiễm trùng thứ phát. Trên da thường có các mụn mủ nghiêm trọng. Khi vỡ ra, chúng chảy nước mủ và dịch vàng hôi tanh, đồng thời tạo những vùng lở loét. Sau đó, những khu vực này đóng vảy khô màu nâu, lan sang các mụn loét khác.
  • Bệnh lây lan rất nhanh, phát triển mạnh mẽ. Khi nhiễm nặng, con vật có thể bị nhiễm trùng, hoại tử tinh hoàn, vú, viêm tai. Từ đó, gây nên nhiều vấn đề nghiêm trọng và ảnh hưởng tới tính kinh tế.

Hướng dẫn phòng trị bệnh cho bò bị xà mâu

Cách đề phòng bệnh bà con nông dân cần biết

3: Bà con nông dân cần chú ý vệ sinh chuồng trại thật sạch sẽ

Để phòng bệnh một cách hiệu quả, bà con cần chú ý những vấn đề sau đây:

  • Liên tục quét dọn chuồng trại, giữ chuồng trại chăn nuôi ở trạng thái sạch sẽ và khô thoáng. Tuyệt đối không để gia súc sống trong môi trường ẩm ướt.
  • Tắm, chải lông cho bò hàng ngày.
  • Định kỳ thực hiện phun thuốc tiêu diệt côn trùng, tiêu độc chuồng trại và bãi chăn thả hàng tháng
  • Tiêu độc hố sát trùng, xác động vật
  • Sát trùng xe chở gia súc, nhà giết mổ gia súc, nhà vắt sữa, lò ấp trứng
  • Khử trùng trứng trước khi ấp (nhúng trứng)
  • Khử trùng nước uống cho vật nuôi
  • Tẩy trùng thiết bị. Rửa  sạch dụng cụ, sau đó dùng thuốc đã pha loãng phun, xịt hoặc ngâm dụng cụ.
  • Thường xuyên bổ sung các khoáng chất cần thiết để nâng cao sức đề kháng cho bò.
  • Thường xuyên thực hiện công việc kiểm tra để phát hiện sớm tình trạng bệnh. Nếu trong chuồng có bò bị xà mâu, cần nhanh chóng cách ly và điều trị kịp thời.

Hướng dẫn điều trị khi bò bị xà mâu

Điều trị bệnh xà mâu ở bò thường mất rất nhiều thời gian. Do đó bà con nông dân cần kiên nhẫn thực hiện đầy đủ chỉ dẫn của các chuyên gia nông nghiệp. Từ đó, đảm bảo mang lại hiệu quả điều trị, tránh lây lan hay tái nhiễm trong đàn.

Dưới đây là những điều cần làm khi điều trị bệnh xà mâu ở bò:

  • Tắm, chải sạch sẽ, cọ sạch vảy ghẻ và để ráo nước.
  • Bôi mỡ kẽm oxyt vào vùng da ghẻ cách ngày 1 lần.
  • Dùng Ivermectin tiêm bắp hay tiêm dưới da, khi phát hiện bệnh chỉ tiêm 01 liều duy nhất.

– Trâu, bò, dê, cừu: 1 ml/14-16 kg trọng lượng cơ thể

Với trường hợp trâu bò bị nhiễm trùng da thứ phát, cần kết hợp với kháng sinh để điều trị viêm nhiễm. Đồng thời đề phòng tình trạng hoại tử da một cách triệt để nhất.  Ngoài ra, đừng quên dùng các loại thuốc trợ lực để từ đó, đảm bảo gia súc có đủ sức khỏe để phục hồi sau khi nhiễm xà mâu.

Lời khuyên cho bà con nông dân

5: Liên hệ với Anivacc ngay để được tư vấn kỹ hơn nhé

Như vậy, bà con đã biết bò bị xà mâu là bị gì. Hy vọng những thông tin này hữu ích đối với bạn. Nếu có nhu cầu tư vấn kỹ hơn, hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được hỗ trợ trong điều trị bệnh xà mâu nhé.

 

Nguồn: Vemedim

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *