CÁCH TRUYỀN DỊCH CHO HEO (LỢN)

a. Mục đích: 

Bù nước: trường hợp mất nước do ói, tiêu chảy, sốt cao, dùng nhiều các thuốc gây lợi tiểu…; 

Giải độc: Heo bị ngộ độc do chất độc, thuốc điều trị, hoặc độc tố vi khuẩn… cần nhanh chóng làm loãng và loại ra khỏi cơ thể; 

Cung cấp dưỡng chất: heo suy kiệt do bệnh lâu ngày (thương hàn, tai xanh,…), bỏ ăn lâu ngày (nái, heo con mất mẹ, tiêu chảy,…) do thiếu chất (hạ canxi huyết, hạ đường huyết,…) 

b. Cách truyền:

– Truyền dưới da: là tiêm dưới da. Có thể tiêm vào vùng cơ như cơ má nhưng dùng kim ngắn (1-2cm tùy heo lớn hay nhỏ), khi đâm nhanh thuốc sẽ vào dưới da. Cách này thường tiêm với lượng thuốc không nhiều, thí dụ 5-10ml/ heo con, hoặc 20ml/ heo lớn. Muốn tiêm nhiều hơn nên tiêm vào vùng nách, có thể tiêm 20ml/ nách heo con, hoặc 80-100ml/ nách nái.

– Truyền xoang bụng: Truyền với lượng dịch truyền lớn (20-100ml/ heo khoảng 1030kg). Vị trí truyền là ở giữa vú thứ 1 và vú thứ 2 từ đuôi tính lên, 2 bên đường trắng. Cách cố định: Có thể nắm 2 chân sau xách ngược lên, lưng về phía người ôm heo, bụng về phía người tiêm chích. Tuy nhiên cách này có thể gây tai biến, khi thao tác xong thả heo xuống heo có thể ngừng thở do bị chèn ép phần ngực. Dùng cách cải tiến là đặt ngửa heo lên manh bao để trên nền chuồng, 4 chân đưa lên trời. Ghim kim ở vị trí như trên (giữa vú thứ 1 và vú thứ 2 từ đuôi tính lên, 2 bên đường trắng). Cách này heo không mệt, không bị tai biến, người cầm cột cũng không mệt, có thể áp dụng cho heo trọng lượng lớn đến 50 kg.

– Truyền mạch: Có thể truyền mạch tai, mạch chi, mạch cổ Tuy nhiên thường heo không đứng yên để truyền, thường chỉ truyền cho các trường hợp heo quá suy kiệt, hoặc phải gây mê hoặc gây ngủ mới truyền được. Với nái có thể cột mõm để truyền.

c. Loại dịch truyền:

Dịch truyền ưu trương, đẳng trương, nhược trương, một số loại thuốc,… có thể dùng tiêm hoặc truyền mạch – Với dịch truyền đẳng trương như: NaCl 0,9%, Glucose 5%, Lactate ringer, … thì có thể tiêm bắp, tiêm dưới da, tiêm xoang bụng, hoặc tiêm mạch, truyền mạch đều được. – Dịch ưu trương: Gluconate Calci 10 %, Glocose 10%, 20%, 30%, … có thể dùng tiêm bắp sâu, truyền mạch, không tiêm dưới da vì có thể gây viêm hoặc hoại tử vị trí tiêm do khó hấp thu. Khi truyền mạch phải đảm bảo thuốc vào mạch tốt, có thể phải dùng một loại đẳng trương dẫn truyền, khi đã vào mạch tốt mới đưa loại ưu trương truyền tiếp theo sẽ an toàn hơn.

d. Liều lượng:

Thường phải tùy theo từng trường hợp bệnh để có chỉ định phù hợp. Thí dụ tiêu chảy mất nước cần truyền sinh lý mặn, tùy mức độ mất nước để truyền tỉ lệ bao nhiêu? Có thể áp dụng trong khoảng 10-20ml/kg thể trọng/ ngày heo dưới 50 kg, 2-10ml/ heo nái/ ngày.

Nguồn: Vemedim

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *