Bò bị lòi dom- Nguyên nhân và cách điều trị chi tiết nhất
Bò bị lòi dom hay còn được gọi là tình trạng bò bị sa tử cung khi mang thai. Vậy nguyên nhân và cách điều trị như thế nào, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết qua bài viết dưới đây.
Nguyên nhân bò bị lòi dom
Để có thể điều trị hiệu quả tình trạng bò bị lòi dom nói riêng và các loại bệnh của bò nói riêng cần phải xác định được nguyên nhân, từ đó có phương án sao cho phù hợp. Cụ thể, những tác nhân khiến bò bị lòi dom có thể là:
- Trong thời gian bò đang có thai nhưng ít được chăn thả, ít vận động mà chỉ nuôi nhốt trong chuồng sẽ con vật thường xuyên đứng nằm trên nền chuồng quá dốc về phía đuôi.
- Do thức ăn kém chất lượng làm cho bò bị suy dinh dưỡng.
- Trong quá trình mang thai, thai của bò quá to, dịch thai quá nhiều, phù màng thai,… làm cho thành tử cung giãn quá độ, cổ và cơ tử cung bị nhão tăng độ xệ.
- Ngoài ra có thể là do đường sinh dục bị khô mà tử cung co bóp quá mạnh cũng là nguyên nhân khiến bò bị lòi dom.
- Do kế phát từ những bệnh nội khoa trong cơ thể bò hoặc do quá trình điều trị bệnh, người nuôi sử dụng thuốc kích thích không đúng liều lượng khiến cho con vật rặn mạnh, cơ quan sinh dục co bóp tạo điều kiện khiến cho cho âm đạo, tử cung, trực tràng dễ lộn ra ngoài.
- Trường hợp nặng hơn cả là khi bò bị âm đạo lộn ngoài nếu không can thiệp thời sẽ dẫn đến bệnh lộn tử cung ra ngoài.
Triệu chứng bò bị lòi dom
Người nuôi có thể xác định bò bị lòi dom hay sa tử cung thông qua những dấu hiệu như:
- Hai sừng tử cung và cả thân tử cung của bò bị lộn trái làm thành bụng luôn co bóp,bò thường xuyên phải cong lưng,cong đuôi rặn.
- Trong lúc rặn bò thường sẽ thải ra một ít phân và nước tiểu kèm theo những biểu hiện đau đớn giảm ăn và nhai lại tử cung bị tổn thương, xây xát, xuất huyết và thậm chí là bị nhiễm khuẩn.
- Niêm mạc tử cung xuất hiện tình trạng có màu đỏ sẫm hoặc nâu xám.
- Dịch viêm lẫn máu, có mủ, niêm dịch và những tổ chức tế bào núm nhau bị hoại tử và nhiều chất bẩn khác tập trung trên niêm mạc tử cung.
- Nếu tử cung lộn bít thời gian quá lâu sẽ khiến mức độ nhiễm trùng cao bò nhiễm trùng huyết hay huyết nhiễm mủ mà chết.
Cách điều trị bò bị lòi dom
Để điều trị tình trạng bò bị lòi dom, người dân cần áp dụng các biện pháp từ thiên nhiên kết hợp với việc sử dụng thuốc đúng cách sẽ mang đến hiệu quả. Bài viết sẽ hướng dẫn chi tiết bạn đọc cách trị bệnh như sau:
- Người nuôi dùng một ít phèn chua phi lên, sau đó cho một ít nước đun lên cùng với lá chè xanh.
Tiếp theo là dùng giẻ sạch nhúng vào nước này chườm vào âm hộ, hậu môn của bò cho đến lúc âm hộ hay co vào là được.
Hoặc, người nuôi cũng có thể áp dụng theo phương pháp dân gian như: Lấy đầu của con ba ba đốt thành tro và lấy tro này bôi lên âm hộ của bò thì âm hộ sẽ tự co vào.
- Phương án tiếp theo là có thể dùng tiêm thuốc NOVOCAIN 5% vào xung quanh âm hộ với liều 5ml/lần/ngày, tiêm ngày 1 lần và tiêm từ 2-3 ngày.
- Trong trường hợp nặng thì người nuôi cần phải gọi Bác sĩ thú y, tiêm thuốc NOVOCAIN 5% với liều 3ml/ngày/lần sau phong bế vào khấu đuôi, 1 ngày/lần, liên tục từ 2-3 ngày.
- Luôn giữ cho bò trong tình trạng yên tĩnh tuyệt đối không được vận động, để con vật ở trong giá cố định với tư thế đầu thấp, đuôi cao, buộc đuôi sang một bên để có thể tránh được hiện tượng làm sây sát và kích thích niêm mạc do sự hoạt động của đuôi.
Những lưu ý trong quá trình nuôi bò mang thai
Để hạn chế tối đa tình trạng bò bị lòi dom, đặc biệt trong quá trình mang thai, người nuôi cần chăm sóc, chú ý trong chăn nuôi các vấn đề như sau:
- Cải thiện những nguyên nhân gây ra bệnh bò bị lòi dom. Trong đó, quan trọng nhất là phải cho bò vận động và bổ sung các vitamin nhóm B và vitamin C nhằm Kích thích ăn nhiều, tiêu hóa tốt, Tăng sức đề kháng của cơ thể khi nhiễm bệnh cho bò.
- Chăm sóc cho bò thật tốt, đảm bảo khẩu phần ăn đầy đủ dinh dưỡng, chất lượng
- Chú ý thường xuyên bổ sung khoáng, vitamin định kỳ cho con vật.
- Khi con vật có biểu hiện rặn đẻ quá sớm cần phải nhờ đến bác sĩ thú y tiến hành phong bế lõm khum đuôi bằng Novocain hoặc cho uống rượu trắng 500ml (bò), 100 – 200ml (lợn).
- Vệ sinh chuồng trại sạch sẽ bằng cách khử khuẩn, phun thuốc, dọn phân, không phóng uế, đổ chất thải bừa bãi
- Tiêm vacxin phòng bệnh theo chỉ dẫn của bác sĩ thú y theo lịch định kỳ
- Có chế độ chăn thả hợp lý để bò có cơ hội được vận động phù hợp với sức khỏe.
- Xây dựng chuồng trại khoa học, tránh các yếu tố gây bệnh như gió lùa, ẩm ướt,…
Như chúng ta đã biết, bị lòi dom sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của bò. Do đó, người nuôi cần có chế độ chăm sóc đặc biệt trước và sau khi sinh đối với bò nhằm tránh gặp phải tình trạng này. Hy vọng, bạn có thêm nhiều kiến thức qua bài viết dưới đây trong quá trình chăn nuôi bò.