Bệnh Dịch tả heo châu Phi (African Swine Fever, ASF) là bệnh truyền nhiễm do African swine fever virus (ASFV) gây ra cho heo mọi lứa tuổi. Bệnh được mô tả lần đầu năm 1921 tại Kenya- châu Phi ( Montgomery, 1921) với triệu chứng sốt cao, xuất huyết da và nội tạng, rối loạn chức năng hô hấp và tiêu hóa. Trong hơn ba thập kỷ, bệnh chỉ xảy ra tại các nước châu Phi, cho đến năm 195, ASF lây nhiễm ngoài biên giới châu Phi, và từ năm 200, bệnh đã được phát hiện ở heo hoang dã và heo nhà ở châu Á, châu Âu và châu Phi (Solenne et al, 2009).
Từ năm 2016 đến năm 2020, theo báo cáo của WAHIS (World Animal Health Information System), dịch bệnh ASF đã xảy ra ở nhiều quốc gia thuộc châu Phi, châu Âu và châu Á, ở cả heo nhà và heo rừng.
Tại Việt Nam, ASF được xác nhận vào cuối tháng 2/2019 ở Hưng Yên và Thái Bình và gây thành dịch trong cả nước chỉ sau 3 tháng. Trong năm 2019, số heo chết và giết hủy do dịch bệnh ASF trong cả nước lên đến 6 triệu con, chiếm 23% tổng đàn (Bộ NN&PTNT, 2020). Hiện nay tình hình bệnh ASF tại Việt Nam vẫn xảy ra cục bộ ở một số địa phương trên cả nước gây tổn thất cho ngành chăn nuôi heo.
ĐẶC ĐIỂM BỆNH ASF
CƠ CHẾ SINH BỆNH
Đường xâm nhập phổ biến nhất của ASFV vào cơ thể là niêm mạc khoang miệng. Nhiễm trùng cũng lây qua đường hô hấp trên hoặc vùng da bị tổn thương. Các vị trí sao chép ban đầu của virus là bạch cầu đơn nhân và đại thực bào của các hạch bạch huyết gần nơi virus xâm nhập. Sự nhân lên của virus trong đại thực bào dẫn đến rối loạn chức năng của các tế bào này ( Ariaset al.,2018) .
Sau khi nhiễm trùng, các đại thực bào bị tiêu diệt, nhưng trước khi chúng bị tiêu diệt, hiện tượng hấp thụ máu xảy ra, liên quan đến việc gắn các hồng cầu vào bề mặt của chúng (Sierra et al.,1991). Dựa trên hiện tượng này, có thể kết luận rằng sau khi nhân lên trong đại thực bào, virus được vận chuyển trong máu lây lan khắp cơ thể. Nhiễm trùng máu thường bắt đầu từ bốn đến tám ngày sau khi nhiễm trùng. Do heo thiếu kháng thể trung hòa nên virus có thể tồn tại trong thời gian dài (Dimmoch, 1993)
Dạng cấp tính có tỷ lệ tử vong cao, dạng bán cấp có tỷ lệ tử vong vừa phải và các tổn thương ít điển hình hơn (Sánchez-Vizcaíno et al.,2012), dạng này có thể dẫn đến động vật trở thành vật mang virus góp phần làm cho virus xuất hiện liên tục trong môi trường và làm tăng nguy cơ dịch bệnh lây lan sang các khu vực khác chưa có dịch bệnh (Gallardo et al.,2015).
TRIỆU CHỨNG
Thời gian ủ bệnh của ASF trong tự nhiên thường 4-19 ngày.
– Sốt cao 40-410C
– Xuất huyết ở da và các cơ quan nội tạng
– Chảy máu các lỗ tự nhiên (mũi, hậu môn)
MỘT SỐ BIỂU HIỆN KHI MẮC BỆNH
- Bỏ ăn, sụt cân, ủ rũ
- Sốt đột ngột. Sốt cao 40-41 oC
- Vành tai, đuôi, cẳng chân, da phần dưới vùng ngực và bụng có những điểm sung huyết và xuất huyết
BỆNH TÍCH ĐẠI THỂ
– Lá lách sậm màu, sưng to, nhồi huyết.
– Các hạch lympho xuất huyết, phù.
– Thận xuất huyết đinh ghim ở vỏ thận.
– Túi mật xuất huyết
– Xuất huyết đốm trên niêm mạc bàng quang, phổi, màng ngoài tim.
CHĂN NUÔI AN TOÀN SINH HỌC
Hiện nay bệnh ASF vẫn còn xảy ra ở nhiều nơi, do đó áp dụng các biện pháp an toàn sinh học bao gồm tiêm phòng đầy đủ các bệnh truyền nhiễm theo qui trình của từng cơ sở chăn nuôi, tăng cường sức đề kháng cho vật nuôi. Đặc biệt là việc ngăn chặn các yếu tố nguy cơ lan truyền bệnh là rất cần thiết trong đó quan trọng nhất là việc sát trùng chuồng trại và ngăn chặn các vector truyền bệnh.
BIỆN PHÁP AN TOÀN SINH HỌC TRONG PHÒNG CHỐNG ASF
Để phòng chống ASF và giảm thiệt hại khi xảy ra dịch bệnh, các cơ sở nuôi heo cần thực hiện qui trình sau:
Chuồng trại nuôi heo phải được xây dựng biệt lập cách khu dân cư tối thiểu và hộ chăn nuôi liền kề. Cách đường giao thông chính, cách chợ, lò giết mổ gia súc tập trung. |
Chuồng trại phải có hàng rào, tường bao, lưới chặn để kiểm soát và ngăn chặn các yếu tố trung gian mang mầm bệnh xâm nhập trại. Các khu vực chăn nuôi, văn phòng, khu giao nhận thức ăn bố trí thành từng khu vực. |
Bố trí hố nhúng sát trùng trước cổng ra vào trại và trước các khu vực chăn nuôi, thay dung dịch sát trùng hàng ngày hoặc khi dung dịch sát trùng bị dơ bẩn mất màu chỉ thị của sản phẩm. Thực hiện sát trùng tiêu độc. |
Hạn chế nhập con giống. Nếu nhập con giống chỉ cho nhập đàn heo khỏe mạnh và âm tính ASFV. Nuôi cách ly trong 14 – 28 ngày trước khi nhập đàn. |
Trong quá trình nuôi phải thực hiện công tác vệ sinh thú y, an toàn sinh học và bảo vệ môi trường theo qui định. Tiêm phòng định kỳ các bệnh bắt buộc (dịch tả, PRRS, LMLM). Kiểm tra huyết thanh học định kỳ cho đàn giống (ASF) để loại thải heo mang trùng. |
Bổ sung chế phẩm sinh học gồm Interferon, β-glucan và probiotic trong quá trình nuôi để tăng sức đề kháng và giảm nguy cơ xảy ra ASF. |
Nên thực hiện xuất nhập theo nguyên tắc “Cùng vào – cùng ra” |
Các phương tiện vận chuyển thức ăn và xuất nhập heo cần được sát trùng trước khi vào trại và phải đỗ đúng nơi qui định. |
|
Công nhân, nhân viên kỹ thuật cần sát trùng và thay bảo hộ lao động sạch trước khi vào khu vực chăn nuôi. |
Hạn chế tối đa khách tham quan cơ sở chăn nuôi. Nếu có tham quan phải có tối thiểu 72 giờ không có đến các cơ sở chăn nuôi khác và tiếp xúc với các nguy cơ lan truyền bệnh. Tuân thủ qui trình sát trùng, quần áo bảo hộ, giày ủng sạch trước khi vào khu vực chăn nuôi. |
CHĂN NUÔI HEO TÁI ĐÀN
Để giảm nguy cơ bùng phát ASF, khi nuôi heo tái đàn cần:
– Cải tạo, vệ sinh sát trùng chuồng trại và dụng cụ chăn nuôi theo đúng qui định. Tốt nhất nên sát trùng 2 – 3 lần và để khô ít nhất 7 ngày mới thả heo vào.
– Thời điểm tái đàn tối thiểu phải trên 30 ngày kể từ ngày cuối cùng tiêu hủy heo bệnh và đã thực hiện các biện pháp phòng chống dịch theo quy định.
– Bước đầu chỉ thả nuôi với số lượng 10% tổng số heo có thể nuôi tại cơ sở. Sau khi nuôi tái đàn được 30 ngày, lấy mẫu máu xét nghiệm, nếu tất cả các mẫu xét nghiệm đều âm tính ASFV thì mới tăng đàn theo qui mô trại.
– Heo tái đàn phải được mua từ cơ sở an toàn dịch bệnh, có xét nghiệm âm tính ASFV. Nuôi cách ly ít nhất 14 – 28 ngày để theo dõi tình hình dịch bệnh trước khi nhập đàn.
– Thực hiện chăn nuôi theo hướng “An Toàn Sinh Học”
VỆ SINH SÁT TRÙNG CHUỒNG TRẠI CHĂN NUÔI
Việc sát trùng chuồng trại cần được thực hiện đúng cách để đảm bảo hiệu quả
1) Nguyên tắc vệ sinh sát trùng:
Vệ sinh khô: Hàng ngày thực hiện quét dọn, thu gom rác và chất thải (phân, rác…) cho vào nơi quy định để xử lý đúng yêu cầu kỹ thuật.
Vệ sinh ướt: Cọ rửa sạch dụng cụ, chuồng trại bằng nước với xà phòng hoặc chất tẩy rửa. Thực hiện sau khi đã vệ sinh khô và thực hiện theo nguyên tắc từ trên xuống dưới, từ trong ra ngoài.
Chỉ dùng thuốc sát trùng sau khi đã làm sạch bề mặt và phải để khô hoàn toàn, không để các vũng nước đọng trên bề mặt được sát trùng.
2) Các bước thực hiện tiêu độc khử trùng:
Bước 1: Làm sạch cơ học
- Làm sạch chất hữu cơ trước khi rửa:
- Rửa sạch bằng nước.
- Tẩy bằng xà phòng hoặc thuốc tẩy.
Bước 2: Sát trùng
- Phun sát trùng sau khi đã làm vệ sinh sạch sẽ.
- Sử dụng đúng nồng độ, liều lượng, đảm bảo thời gian tiếp xúc ít nhất 10 phút với bề mặt sạch.
- Chỉ sử dụng các chất sát trùng được khuyến cáo, pha dung dịch sát trùng đúng nồng độ (theo chỉ dẫn của nhà sản xuất).
- Phun xuôi chiều gió. Phun từ trên xuống dưới, từ trong ra ngoài.
- Phun theo hình chữ Z, lượt sau phun đè lên một phần của lượt trước để thuốc thấm đều lên toàn bộ bề mặt cần sát trùng.
* Đối với chuồng đang có vật nuôi: Phun dưới dạng khí dung lên toàn bộ trần, vách, tường, không khí, chuồng nuôi.
* Đối với chuồng trống, đất xung quanh khu chăn nuôi và phương tiện vận chuyển: Phun thuốc sát trùng lên toàn bộ bề mặt nền, tường, máng ăn, máng uống, trần, mái chuồng nuôi. Phun ướt toàn bộ bề mặt vật được sát trùng.
Qui trình các bước vệ sinh sát trùng (Fao, 2023)
MỘT SỐ HOẠT CHẤT SÁT TRÙNG TRONG CHĂN NUÔI
Ngăn chặn vector trung gian truyền bệnh
– Xây dựng hàng rào, tường bao, lưới chặn để kiểm soát và ngăn chặn các yếu tố trung gian mang mầm bệnh xâm nhập trại
– Định kỳ phun các loại thuốc diệt côn trùng đặc biệt là ruồi muỗi
– Kiểm soát các động vật nuôi thả rông, chủ yếu là gia cầm, chim, chuột, có nguy cơ tiếp xúc với nguyên liệu thực phẩm bị nhiễm virus ASF hoặc mang virus ASF trên lông, móng, đệm móng, v.v. và lây bệnh cho heo.