BỆNH VỊT LẬT & HỘI CHỨNG GIẢM ĐẺ DO FLAVIVIRUS MỚI TRÊN VỊT

Trại vịt là một loại hình kinh doanh nông nghiệp truyền thống ở Trung quốc và các nước nam Á, và vịt quay Bắc Kinh là một món nổi tiếng thế giới. Nhiều bệnh nhiễm trùng ảnh hưởng đến công nghiệp nuôi vịt, như viêm gan vịt do virus, dịch tả vịt, Riemerella anatipestifer, và  E. coli,… Gần đây, có một số báo cáo về bệnh nhiễm Flavivirus gây tác động nặng nề trên vịt.

Từ tháng 4/2010, một virus gây bệnh nặng lan ra quanh các vùng sản xuất vịt ở Trung quốc, ngay cả vào mùa thu khi có rất ít hoặc không có muổi hoạt động ở miền Bắc Trung Quốc. Các vịt bị ảnh hưởng (bao gồm vịt Pekin, vịt Muscovy và vịt Mallard) biểu hiện triệu chứng lâm sàng với giảm đẻ nặng. Ở một số trại vịt, bệnh đang hoành hành, tàn phá hoàn toàn vịt sinh sản. Cho nên bệnh virus đã gây ra thiệt hại kinh tế rất nặng nề. Hội chứng giảm đẻ trên vịt do virus (Duck Egg Drop Syndrome Virus – DEDSV) là một bệnh mới phát sinh do Flavivirus được nuôi cấy từ vịt ở Trung Quốc. Bệnh ảnh hưởng trên cả hai giống vịt thịt và vịt đẻ trứng. Vì vịt trại ở Trung quốc vẫn được chăn thả theo cách truyền thống gây khó khăn cho việc xác định chính xác số lượng vịt bị ảnh hưởng. DEDSV nhiễm chính gây hậu quả trong hội chứng giảm đẻ nặng nề, chậm phát triển,… dẫn tới thiệt hại kinh tế to lớn. Cho nên, việc phát hiện và tìm những biện pháp khống chế DEDSV là khẩn cấp.

NGUYÊN NHÂN

Việc thực hiện điều tra hệ thống, từ dịch tễ học, nuôi cấy bệnh học, tính chất virus, bệnh sinh sản do nhiễm trùng với virus nuôi cấy tới chuỗi gen virus đã tìm thấy rằng bệnh giảm trứng trên vịt được gây ra bởi một Flavivirus mới, Baiyangdian virus (BYDV), có liên hệ gần với virus Tembusu (TMUV). Phân cắt gen virus và các chuổi polyprotein phân tích so sánh virus kháng nguyên và tiềm năng miễn dịch tương ứng chống lại virus cũng đã được tổng hợp. Các phát hiện hiện nay chỉ định rằng DEDSV khác biệt với Tembusu virus. Hơn nữa, sự thích ứng của DEDSV ở thú hoang dã và tính tương đồng cao của nó với bệnh do Flavivirus gây ra (như Virus West Nile – WNV, Virus viêm não Nhật Bản – JEV, Virus Dengue – DENV) minh họa sự tái xuất hiện của nó và tiềm năng trở thành một bệnh lây cho người cần được quan tâm.

Hình 1: Các vùng bị nhiễm DEDSV gây ổ dịch ở Trung Quốc Hình 2. Muỗi Culex spp truyền lây virus 

Các Flavivirus là virus RNA chuổi dương đơn được xếp vào giống Flavivirus, họ Flaviviridae với trên 70 serotype trong đó các vector virus quan trọng {đặc biệt gây ra các ổ dịch tự nhiên lây truyền sang người như: YFV (Yellow Fever Virus), WNV, JEV, TBEV (Tick-Born Encephalitis virus)} là các thành viên. Chúng gây các triệu chứng từ sốt nhẹ, viêm não, sốt xuất huyết, hội chứng shock,… đến chết ở cả người và động vật. Hầu hết các Flavivirus được truyền lây qua vector chân đốt hút máu, bao gồm muỗi và ve, và một vài Flavivirus được cấy từ các vector không gây bất kỳ bệnh trên người hay động vật. Gen Flavivirus kích thước khoảng 10.5 kb, mã hóa 3 cấu trúc protein (capsid C, màng PrM và M, và bao E), và 7 protein không cấu trúc (NS1, NS2A, NS2B, NS3, NS4A, NS4B và NS5) trong một frame đọc mở tiếp theo sự phân nhánh. Trong số các protein này, protein E có vay trò quan trọng trong sự gắn virus với các receptor, tiếp nhận và hợp nhất.

Tác nhân gây hội chứng giảm đẻ trên vịt được nuôi cấy đầu tiên từ vịt bệnh bằng cách cấy phôi vịt. Virus nhân lên ở cả phôi vịt và gà gây chết phôi. Nó có thể được nhân lên trong nguyên bào sợi phôi vịt, tế bào thận baby hamster (BHK-21), tế bào thận khỉ mặt xanh châu Phi (Vero), nguyên bào sợi gà (DF-1), và tế bào Aedes albopictus (C6/36) Giống như các Flavivirus khác, các virion DEDSV chín có một nucleocapsid được bao bọc bởi bao phospholipid 2 lớp. Bề mặt của các mảnh virus chứa 2 cấu trúc protein virus, E và M. Các tế bào bị nhiễm virus dưới kính hiển vi điện tử phát hiện ra các mãnh virus trong tế bào chất, với đường kính khoảng 50nm. Giống như tất cả virus RNA chuổi dương, bộ gen DEDSV gây nhiễm. Đến nay, chuổi đầy đủ 14 chủng DEDSV, bao gồm 2 chủng cấy từ ngỗng, 1 từ chim bồ câu, và 11 từ vịt được đưa ra từ Genbank. Trong khi các gen của 14/ 15 chủng có cùng chiều dài (10990nt), thì chuổi gen TA ngắn hơn 4nt. Từ đó có thể nghi ngờ gen không đầy đủ các chuổi.

Hình 3. Cấu trúc gen Flavivirus

MIỄN DỊCH VÀ TÍNH KHÁNG NGUYÊN

Tế bào mục tiêu của Flavivirus nhiễm gồm monocyte, macrophage và tế bào dendritic (DCs). Về chi tiết, nhiễm DCs là quan trọng vì các tế bào này nằm trong da có thể là mục tiêu sớm nhất trong sự nhiễm trùng. Đầu tiên virus tấn công tế bào bề mặt và vào tế bào bằng receptor-trung gian nội bào, ở đó các lớp protein E có vai trò ưu thế. Protein E cả 2 tế bào trung gian tham gia và hợp nhất và là quyết định gen của kháng thể trung hòa và giới thiệu đáp ứng miễn dịch bảo vệ.

TRIỆU CHỨNG:

Các đàn bị nhiễm tiêu biểu bởi mất sức đột ngột và giảm ăn.

Hình 4A, 4B: Biểu đồ thể hiện mức ăn thụt giảm và tỉ lệ trứng giảm khi vịt bị nhiễm Flavivirus

Triệu chứng bao gồm: bỏ ăn, tiêu chảy phân hơi xanh lá, mất điều hòa, bại liệt (quá trình bệnh có một số vịt biểu lộ dáng đi mất điều hòa, khó đi hoặc không thể bước đi).

Quan trọng hơn là giảm đẻ nặng ở vịt sản xuất trứng; Tỉ lệ đẻ trứng giảm nặng tới ≤ 10 % trong vòng 5 ngày.

Tỉ lệ bệnh có thể đến 90 hoặc 100%. Tử số  khoảng 5-15 % tùy thuộc điều kiện quản lý đàn bị nhiễm.

Hình 5A,5B: Vịt bỏ ăn, tiêu chảy, mất điều hòa, bại liệt, lật ngữa

BỆNH TÍCH

Mổ khám bệnh tích cho thấy:

Buồng trứng xuất huyết nặng, viêm buồng trứng và thoái hóa.

Bể nang trứng và gây viêm phúc mạc.

Lách to

Hình 6: Các tổn thương đại thể buồng trứng
Hình 7: Bệnh học tế bào các mẫu bệnh lâm sàng (các hạt virus nhìn dưới kính hiển vi điện tử)
Hình 8: Tỉ lệ trứng hàng ngày trước và sau nhiễm trùng thực nghiệm

Nhóm bị nhiễm thực nghiệm giảm trứng  từ 12 – 60,9 % trong 6 ngày nhiễm

Hình 9. Bệnh tích đại thể vịt đẻ gây nhiễm thực nghiệm với DEDSV:
  • A, B: Buồng trứng và lách vịt không gây nhiễm (đối chứng) C, D, E: Viêm teo và xuất huyết nặng buồng trứng vịt bị gây nhiễm (ngày thứ 5 sau nhiễm)

CÁC VÙNG NUÔI VỊT QUY MÔ TẬP TRUNG KHÁC TẠI CHÂU Á BỊ ẢNH HƯỞNG

*Thái Lan: Từ năm 2013, các ổ dịch gây bệnh truyền nhiễm nặng nề trong các trại vịt xảy ra và lan rộng đến các vùng nuôi vịt với mật độ cao ở Thái Lan, gây tổn thất kinh tế đáng kể ở khu vực nông nghiệp. Dựa trên các điều tra bệnh học, nuôi cấy virus, xác định virus và tính chất gen xác định là phù hợp với virus mới gây bệnh giảm đẻ trên vịt.

* Malaysia: Dịch đã nhiễm đến các vùng nuôi vịt của Malaysia.

* Việt Nam: Các Cty chuyên về chăn nuôi vịt đã có những theo dõi tình hình dịch bệnh phát sinh và đã đưa ra khuyến cáo về việc phòng tránh bệnh do Flavivirus lây lan trên các trại nuôi vịt tại Việt Nam.

CHẨN ĐOÁN XÉT NGHIỆM

Để phòng và kiểm soát DEDSV, nhiều nhóm xét nhiệm hiệu quả được thành lập để phát hiện nhanh DEDSV. Tổng hợp, có 2 nhóm chính: RT-LAMP và RT-PCR có thể chạy trong vòng 30 phút; RT-LAMP thì thuận tiện hơn và kinh tế hơn RT-PCR, cho nên hiện nay nó thích hợp nhất để chọn lựa phát hiện nhanh DEDSV.

CHẨN ĐOÁN PHÂN BIỆT

  • Dịch tả vịt
  • Viêm gan do virus trên vịt
  • Riemerella anatipestifer
  • coli

SỨC KHỎE CỘNG ĐỒNG

Như một thành viên của giống Flavivirus, DEDSV có tiềm năng cao trở thành bệnh lây cho người đe dọa sức khỏe cộng đồng. Đáng chú ý, các Flavivirus (bao gồm TMUV, Bagaza virus-BAGV) là tất cả các nhiễm trùng trên người phản ứng chéo với DEDSV. Đến nay, chưa có báo cáo DEDSV gây bệnh ở người; mặc dù kháng thể DEDSV đã được phát hiện ra ở các công nhân trại vịt tại Trung Quốc. Cho nên, một DEDSV mới có thể gây bệnh ở người có thể phát ra.

Các nghiên cứu trước đây báo cáo rằng DEDSV có thể nhiễm ở mức độ rộng các loài gia cầm, bao gồm ngỗng, gà, bồ câu, và chim sẻ nhà, đang chỉ định sự mở rộng tiếp tục sang các ký chủ khác. Với sự quan tâm tới sự gia tăng và mở rộng hoạt động vận chuyển và ấm lên toàn cầu, DEDSV có thể lan rộng hơn, nhanh hơn và tiếp tục tiến triển. Cho nên, việc tiếp tục kiểm tra định lượng DEDSV ở động vật và người là một sự cần thiết để phòng ngừa tốt về tổn thất kinh tế qua sự sản xuất động vật cũng như tiềm năng bệnh lây sang người.

BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA

Trại chưa bị nhiễm:

  • Thực hiện cùng vào-cùng ra và chỉ nuôi một loại gia cầm.
  • Chọn con giống chất lượng có đãm bảo từ nhà cung cấp, tránh mua con giống trôi nổi, nhập nhiều nguồn sẽ khó quản lý nguồn giống và gây lây lan qua con giống.
  • Thực hiện Chăn nuôi an toàn sinh học, nâng cao sức đề kháng và tạo môi trường sống phù hợp nhất cho vịt. Thực hiện quy trình tiêm phòng vắc xin chặt chẻ các bệnh nguy hiểm trên vịt: Dịch tả vịt, viêm gan vịt.
  • Thực hiện sát trùng định kỳ chuồng trại 2-3 lần/ tuần.
  • Sát trùng kỹ phương tiện, xe cộ, dụng cụ, người… vào trại .
  • Thực hiện diệt côn trùng, ruồi, muỗi, chuột,… phát quang bụi rậm, xử lý vũng, ao để diệt muỗi vì muỗi gây lây truyền bệnh này.
  • Với vắc xin phòng bệnh giảm đẻ do Flavivirus cần chọn vắc xin có thương hiệu nhà sản xuất để tiêm thử nghiệm trước, sau đó sẽ lập thành quy trình phòng.
  • Để cắt đứt vòng truyền bệnh, cần có thời gian cách ly giữa các đàn; Sau khi thu hoạch cần để trống chuồng từ 6-8 tuần.
  • Trại đã bệnh hoặc trong vùng đang có bệnh cần ngưng việc nhập đàn mới, thực hiện tiêu độc hàng ngày
  • Trại đã nhiễm hoặc nghi bị nhiễm:
  • Mổ khám hoặc xét nghiệm để chẩn đoán chính xác bệnh. Qua đó có biện pháp phòng trừ tổng hợp. Không dùng kháng sinh khi chưa biết rõ bệnh vì sẽ làm giảm sức để kháng của vịt, gây sai lầm khi phán đoán bệnh và mất tiền không cần thiết.

Bệnh do virus gây ra, không có thuốc đặc trị. Cần nâng sức bồi dưỡng, sử dụng:

+ Giải độc gan thận:

+ Tăng sức đề kháng, hạ sốt, bù chất điện giải: Interferon, C Elctrolyte, Gluco KC,…

+ Vitamin, men tiêu hóa:

  • Xử lý vịt bệnh, chết bằng cách nấu, đốt hoặc chôn sâu giữa 2 lớp vôi để tránh phát tán mầm bệnh. Tuyệt đối không vứt xác ra môi trường.
  • Xử lý phân, lông, chất thải,… sát trùng kỹ chuồng trại ngày/ lần, liên tục 1-2 tuần.

Tài liệu tham khảo

  • An Updated Review of Avian-Origin Tembusu Virus: A Newly Emerging Avian Flavivirus. Wei Zhang et al, Journal of General Virology, 2017.
  • Duck Egg-Drop Syndrome Caused by BYD Virus, a New Tembusu-Related Flavivirus. Jingliang Su et al, March 24, 2011.
  • Duck Egg Drop Syndrome Virus: An Emerging Tembusu-Related Flavivirus in China. Liu Peipei et al, Science China, May 28, 2013.
  • Tembusu-like Flavivirus (Perak Virus) as the Cause of Neurological Disease Outbreaks in Yuong Pekin Ducks, Zala’n Ga’bor Homonnay et al, Avian Pathology, Oct 2014.
  • Tembusu-Related Flavivirus in Ducks, Thailand. Aunyaratana Thontiravong et al, Dec 2015.
  • The Emerging Duck Flavivirus Is Not Pathogenic for Primates and Is Highly Sensitive to Mammalian Interferon Antiviral Signaling. Hong-Jiang Wang et al, Journal of Virology, November 24, 2019.

 

Nguồn: Vemedim

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *