Bệnh hạ bàn ở chó tức chó bị hạ bàn chân trước hoặc chân sau là một căn bệnh thường gặp ở chó trưởng thành. Khi cún cưng mắc phải căn bệnh này sẽ đi lại khó khăn, đồng thời ảnh hưởng đến ngoại hình của chó. Vì vậy, bạn cần trang bị cho mình những kiến thức cơ bản về căn bệnh này để có thể phát hiện sớm và kịp thời chữa trị nếu nhận thấy chó có các dấu hiệu bị hạ bàn chân.
Bệnh hạ bàn ở chó là gì?
Bệnh hạ bàn chân là bệnh lý thường gặp ở chó với biểu hiện điển hình như xương bàn chân trước hay chân sau của nó không giữ được độ khỏe khoắn vốn có. Điều này sẽ khiến một phần của chân trước hoặc sau bị gập xuống, tiếp xúc trực tiếp với mặt đất khi chú cún đứng lên hoặc di chuyển. Còn đối với một con chó đang khỏe mạnh sẽ tiếp xúc phần đệm thịt phía dưới bàn chân xuống mặt đất.
Khi chó bị hạ bàn, hai chân trước hoặc hai chân sau của chúng sẽ bị gập xuống, khiến phần diện tích chân tiếp xúc dưới đất lớn hơn bình thường. Chó bị hạ bàn do đau đớn sẽ khiến nó bị run chân và hạn chế đi lại, lúc di chuyển bốn chân của chó không được thăng bằng, đi khập khiễng.
Thậm chí nếu để lâu không được điều trị chó cũng có khả năng bị liệt 2 chân sau (nếu chó bị hạ bàn chân sau) hoặc liệt 2 chân trước (nếu bị hạ bàn chân trước).
Trong trường hợp chó bị bệnh nặng, phần chân tiếp xúc lên mặt đất sẽ nhiều hơn do chó có thể bị gập hẳn phần cổ chân xuống mặt đất khi đứng hoặc di chuyển.
Nguyên nhân khiến chó bị hạ bàn
Chó bị mắc bệnh hạ bàn chân có thể do các nguyên nhân khác nhau gây ra, dưới đây là một vài nguyên nhân chính như:
Chủ nuôi để chó ở trong phòng kín những nơi trong thời gian dài không có ánh sáng mặt trời chiếu đến.
Cơ chế vận động của chó không hợp lý do vận động nặng, chạy nhảy quá nhiều…) dẫn đến xương khớp bị hoạt động quá tải, chân của chó dần dần sẽ bị yếu đi và dẫn đến tình trạng hạ bàn.
Chó bị hạ bàn rất dễ bị mắc phải do người chủ của chúng không có thời gian chăm sóc. Chúng hay xích hoặc nhốt trong lồng, chuồng trại quá lâu. Việc đứng yên một chỗ quá lâu, không di chuyển nên bị chùn chân. Để lâu tình trạng này sẽ dẫn tới cún bị mắc bệnh hạ bàn.
Cũng như con người, xương khớp muốn linh hoạt cần vận động thường xuyên. Việc tập thể dục, đi dạo chơi có thể giúp cho cún cưng tiêu hao năng lượng. Vừa rèn luyện được sự linh hoạt của các khớp xương, các cơ khỏe mạnh.Chế độ ăn uống của chó có vấn đề như không đảm bảo cân bằng giữa các yếu tố dinh dưỡng. Điều này dễ khiến cún cưng bị thừa cân dẫn đến béo phì. Khi đó trọng lượng cơ thể đang ở mức quá lớn so với khả năng chịu đựng của khớp xương bàn chân, từ đó chó dễ mắc bệnh hạ bàn.
Khẩu phần ăn của chó không cân bằng, đặc biệt là thiếu khoáng chất, canxi và các vitamin cần thiết khiến hệ xương khớp ở chân không được chắc khỏe.
Kích thước của chuồng hoặc khu vực ở và sinh sống không phù hợp với kích thước hiện tại của chó khiến chó đứng và di chuyển khó khăn ở tư thế khom người. Thời gian dài sẽ tạo áp lực lớn lên xương bàn chân chó từ đó khiến chó bị hạ bàn.
6 Nguyên nhân chính khiến có bị hạ bàn bạn cần khắc phục ngay tức thời
Chó sẽ bị liệt hoàn toàn nếu không điều trị kịp thời
Biểu hiện: Chân nghi bị liệt tác động vào không có phải ứng, teo tóp hoặc chai sần (do lê lết nhiều), việc đi lại hoàn toàn phụ thuộc vào 2 chân trước hoặc sau. Đối với mèo liệt 2 chân sau, vùng hậu môn cũng thường xuyên trầy xước, lở loét do lết.
Cách chăm sóc: Chó bị liệt hoàn toàn, chân đã bị teo và không có phản ứng nhưng vẫn cần bổ sung canxi như trường hợp thiếu canxi. Đối với những trường hợp liệt, sẽ có xe lăn luyện tập thay thế chức năng của chân bị liệt.
Thường xuyên cho luyện tập xe lăn cho quen. Thường xuyên vệ sinh vùng tiếp xúc với đất do mèo lê phần thân đó đi (như vùng hậu môn, 2 chân sau..) tránh lở loét, nhiễm trùng.
Các sản phẩm thuốc, thực phẩm chức năng hỗ trợ bổ sung hàm lượng canxi tránh cho chó bị hạ bàn tốt nhất hiện nay bạn nên mua về sử dụng. Khi bị liệt thì hệ tiêu hóa hoàn toàn bị ảnh hưởng, chỉ cho ăn thức ăn mềm, lỏng, ăn nhiều rau, sữa chua, phomai, xoa bóp bụng nhiều.
Phương pháp điều trị chó bị hạ bàn hiệu quả
Rất nhiều chủ nuôi đang thắc mắc rằng 0liệu chó bị hạ bàn có thể chữa trị trị dứt điểm được không? Vemedim xin khẳng định là có thể chữa trị được. Tuy nhiên, quá trình này đòi hỏi ở bạn sự nhẫn nại, kiên trì và chăm sóc kỹ lưỡng cho cún cưng.
Thay đổi chế độ ăn uống
Điều quan trọng trước hết là bạn cần bổ sung canxi cho chú cún. Việc bổ sung thêm canxi cho chó thông qua các chế độ dinh dưỡng bằng cách cho chó ăn xương, phô mai và uống Vimekat Plus – Vitamin, amino acid, tăng cường sức khỏe chó hàng ngày. Bởi việc này sẽ góp phần cung cấp một lượng không nhỏ canxi từ chính những bữa ăn.
Thay đổi chế độ ăn uống đủ dưỡng chất giúp cún cưng bổ sung lượng canxi cần thiết
Tắm nắng thường xuyên cho chó
Bạn hãy cho chó tắm nắng mỗi ngày đặc biệt vào khung giờ từ 5h – 7h sáng. Đây là khoảng thời gian nắng không quá gay gắt nên cho chó tắm nắng trong thời gian này sẽ tránh các nguy cơ mắc các bệnh về da và cũng giúp cơ thể chúng hấp thụ ánh nắng mặt trời dịu nhẹ, từ đó tự tổng hợp vitamin D. Đây là yếu tố hết sức quan trọng giữ vai trò chuyển hóa canxi vào xương, giúp hệ xương khớp của chó dẻo dai và khỏe khoắn hơn.
Nên thường xuyên cho chó tắm nắng
Điều trị bằng thuốc cho cún cưng
Bổ sung canxi cho chó bị hạ bàn chân nhanh nhất từ các sản phẩm chuyên dụng như dùng thuốc uống bổ sung canxi cho chó nhằm bổ sung liều lượng canxi cần thiết để có thể giúp chó của bạn nhanh chóng phục hồi.
Ngoài ra, có thể bổ sung thêm vitamin B12. B12 còn được gọi là “Vitamin năng lượng” giúp các tế bào của bạn chuyển hóa thức ăn và chuyển hóa thành năng lượng hoạt động. B12 là một chất tăng cường trao đổi chất. Cả hai đều cần thiết cho sức khỏe của xương và phụ thuộc vào nhau để hấp thụ tối ưu
Lời kết
Chó bị hạ bàn là bệnh lý thường bắt gặp ở chó, nó sẽ ảnh hưởng đến vẻ bề ngoài khiến chó đi lại rất khó khăn. Tuy nhiên, bạn có thể yên tâm bởi căn bệnh này hoàn toàn có thể chữa trị được. Muốn cún cưng nhanh khỏi bệnh và được chữa trị dứt điểm thì bạn hãy đến ngay Vemedim để được tư vấn loại thuốc phù hợp nhất với tình trạng bệnh của chúng. Tại đây chúng tôi chuyên cung cấp các sản phẩm tốt nhất và đã được kiểm định chất lượng.