Bệnh Care ở chó – Triệu chứng và cách điều trị

Bệnh Care ở chó là một bệnh do virus nguy hiểm gây ra, dẫn đến nguy cơ tử vong hàng loạt. Đến nay, căn bệnh này vẫn chưa thể chữa khỏi và để lại hậu quả vô cùng nghiêm trọng. Đặc biệt, cơ hội khỏi bệnh là rất thấp. Để tìm hiểu rõ hơn về căn bệnh này, hãy cùng Vemedim tham khảo bài viết ngay sau đây.

Bệnh Care ở chó là gì?

Bệnh Care là một bệnh nhiễm trùng do vi rút gây ra, có thể lây truyền qua đường hô hấp và đường tiêu hóa. Căn bệnh này rất dễ lây lan và có tính chất toàn cầu. Chó ở mọi loài và lứa tuổi đều dễ bị lây nhiễm và nhiễm trùng. Đầu tiên, virus gây sốt cao ở chó, sau đó có thể xảy ra các biến chứng: viêm phế quản, viêm phổi, viêm ruột dị hóa, viêm não…

Một trường hợp chó bị bệnh Care

Các giai đoạn và triệu chứng bệnh Care

Chó nhiễm bệnh Care thường biểu hiện bằng các triệu chứng lâm sàng như sốt cao, khó thở, viêm dạ dày ruột cấp và các triệu chứng thần kinh. Tình trạng này có thể kéo dài khoảng một tháng. Những con chó bị nhiễm bệnh thường rất dễ chết nếu không được điều trị sớm.

Giai đoạn mới phát bệnh

Biểu hiện của bệnh là cảm lạnh, viêm ruột, ho nhẹ, chảy nước mũi, nước mắt và sốt trên 40 độ C. Cơn sốt kéo dài 2-3 ngày, sau đó tự thuyên giảm. Trong giai đoạn này, chó không ăn uống nhiều và sẽ bị tiêu chảy nhẹ.

Giai đoạn trung bệnh

Sau 7 đến 14 ngày, chú chó của bạn sẽ chuyển sang giai đoạn 2 của bệnh. Nhiệt độ cơ thể tiếp tục tăng đến hơn 40 độ C. Chó sẽ có biểu hiện ăn không ngon, chảy nước mũi, ho như mắc nghẹn xương. Tốc độ hô hấp tăng nhanh, thở ngực bụng, giác mạc đỏ hồng, chảy nước mắt hoặc loét.

Giai đoạn hậu kỳ

Đến giai đoạn này, thân nhiệt của chó sẽ trở lại bình thường hoặc hạ sốt. Chó ho, dịch mũi khô dần dưới dạng mủ. Mắt bị loét rất nhiều, chảy mủ ở mắt hoặc có thể không mở được mắt. Trên da vùng bụng, vùng bẹn xuất hiện những nốt ban hồng giống hạt gạo.

Mắt chó bị chảy mủ hoặc loét

Giai đoạn cuối

Ở giai đoạn này, 99% các trường hợp bị bệnh Care ở chó là không thể chữa khỏi. Nếu phát hiện sớm và tiêm phòng thường xuyên thì vẫn có cơ hội

Lúc này, chó thường bỏ ăn hoàn toàn và bị tiêu chảy cấp. Vì vậy, chó sụt cân nhanh chóng, hốc mắt trũng sâu, bụng hóp, lông bù xù. Chó thường loạng choạng hoặc nằm một chỗ, không mở mắt được và chết trong vòng 12-24 giờ

Cách trị bệnh Care ở chó

Bệnh chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, khi chó bệnh thì phải cách ly để tránh lây nhiễm sang chó khỏe khác và đưa chó đến các phòng mạch Thú y để được hướng dẫn điều trị.

– Trường hợp chó mới nhiễm bệnh chưa qua 48 giờ có thể sử dụng vaccin Nobiva DH, tiêm mạch, chó sẽ có thể qua khỏi bệnh nhờ kháng thể chủ động, thời gian sinh miễn dịch đầy đủ là 14 ngày.

– Do chó bệnh bị ảnh hưởng ở nhiều cơ quan trong cơ thể nên cần áp dụng biện pháp điều trị tổng hợp, chống nhiễm trùng kế phát, nâng sức giúp chó vượt qua bệnh.

* Truyền dịch: Do chó bị tiêu chảy, ói nhiều, nên truyền dịch để bù nước và chất điện giải cho chó mau hồi phục.

– Tổng lượng truyền: 10-20 ml/kg thể trọng/ lần (tuỳ tình trạng mất nước), ngày 1-2 lần tuỳ mức độ nặng nhẹ của bệnh.

– Đường truyền:

+Tiêm dưới da: dùng trong trường hợp chó mới bệnh; giở da gáy lên, có thể tiêm 40ml/ lần/ chỗ.

+ Tiêm xoang bụng: dùng trong trường hợp chó mới bệnh, hoặc chó bệnh quá nặng, trụy mạch, không tìm được mạch. Nhanh chóng thực hiện tiêm truyền xoang bụng dung dịch Sinh lý mặn (NaCl 0,9%), sau khoảng 15 phút, chó vận mạch lại được, mạch phồng, tìm mạch chó để truyền, xong ngừng truyền xoang. Vị trí tiêm: Giữa vú thứ nhất và vú thứ 2 (tính từ đuôi lên) ở 2 hàng vú 2 bên đường trắng. Có thể tiêm 50-100 ml/lần/ chó (tuỳ chó lớn, nhỏ).

+ Truyền mạch: tĩnh mạch các chi, tĩnh mạch tai, tĩnh mạch cảnh.

– Trong khi truyền dịch có thể đưa các loại thuốc bổ sung hoặc kháng sinh theo đường truyền để thuốc tác dụng nhanh, giảm bớt lượng thuốc cấp qua đường tiêm chích, giảm nguy cơ tai biến (do abscess, đau cơ, …). Tuy nhiên, cần theo dõi chó để tránh nguy cơ gây shock khi truyền dịch.

– Triệu chứng khi chó shock dịch truyền: run, ói, co giật, có thể chết. Giải quyết: điều chỉnh cho nhỏ giọt chậm lại (15-25 giọt/phút), xem lại dịch truyền hoặc thuốc có quá liều không (thí dụ Lactate ringer quá nhiều so với thể trọng chó), có thuốc nào đặc biệt không (thí dụ truyền Calcium nhanh thường gây ói, truyền Vimelyte IV trên 60 giọt/phút có thể gây run),… Nếu triệu chứng shock không giảm thì ngừng tuyền dịch.

– Thông thường, khi con vật tiêu chảy mất nước, mất chất điện giải, cơ thể tự bảo vệ qua cơ chế bán thấm của màng tế bào, nước không thoát ra ngoài, con vật ngừng tiêu chảy, có thể thiểu niệu hoặc vô niệu. Sau khi truyền dịch (ban đầu là NaCl 0,9%) tế bào nhận được nước, nhu động ruột tái lập, đẩy nước ra ngoài. Cho nên có trường hợp chó trước đó tiêu chảy, sau đó ngừng tiêu chảy, đến khi truyền dịch chó tiêu chảy lại, có vẻ rất nặng, nhưng đó là sinh lý bệnh bình thường. Sau khi các cơ quan nhận được nước, cơ chế lưu thông qua màng tế bào tái lập, nước được cung cấp cho các cơ quan cần cấp (tim, não) sau đó đến các cơ quan khác (gan, phổi, ruột, thận,…), con vật tiểu lại. Các dịch truyền bổ sung sẽ giúp tế bào lấy được các khoáng (Lactate ringer), dưỡng chất cần thiết (Glucose, Vimelyte IV), bệnh từ từ giảm.

* Kháng sinh: – Có thể sử dụng thuốc kháng sinh để trị nhiễm khuẩn kế phát như:

-Khi chó ói ra nhiều dịch, có máu hồng, đỏ, hay nâu:

– Nếu chó thể hiện triệu chứng hô hấp nặng (thở khó, thở rale, há miệng thở, dịch nhầy đặc ở mũi,…)

Cách phòng ngừa bệnh Care cho cún cưng

Chó con tiêm phòng lần đầu tiên lúc 7 tuần tuổi, sau 4 tuần nên lặp lại liều thứ 2. Tái chủng hàng năm.

  Vaccin: sử dụng vaccin tổng hợp phòng cùng lúc 5 bệnh: bệnh Carré (Distemper-D), Viêm gan truyền nhiễm (Hepatitis-H), Parvovirus (P), Phó cúm (Pi), Lepto (L). Trên thị trường hiện có các loại sau: Nobivac DHPPi + L(Intervet, Hà lan), Tetradog (Cophavet, Pháp), Vanguard 5, Vanguard 7 (Pfizer, Mỹ).

– Các trường hợp đặc biệt như: chó chung bầy với chó khác đang nhiễm bệnh, chó mua từ các nơi không rõ nguồn gốc, không rõ về qui trình phòng bệnh, chó nhiễm bệnh chưa qua 48 giờ, … có thể thực hiện tiêm mạch (IV) vaccin Nobivac DH (ngừa 2 bệnh Carré và viêm gan truyền nhiễm) để phòng bệnh. 

 – Cần kiểm tra giun sán, tẩy trừ để nâng cao sức đề kháng cho chó trước khi tiêm phòng. 

– Thực hiện vệ sinh thú y và nuôi dưỡng chăm sóc tốt giúp chó có sức đề kháng chống lại bệnh. Chuồng trại và môi trường thả chó phải làm vệ sinh định kỳ, hạn chế môi giới truyền bệnh và chống ô nhiễm.

 

Nguồn: Vemedim

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *